Cầu Hôn bắt nguồn từ tích xưa của Việt Nam

Từ trên đường chính bờ Tây thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc đã nhìn thấy Cầu Hôn (giới trẻ gọi tắt là Cầu Hôn Phú Quốc). Để xuống được cầu phải qua đường hầm ngắn có 2 bức tường hoa tươi thắm. Khắp nơi rực rỡ các màu hoa, có loại quen mắt, có loại lạ mắt, nhưng tất cả đều tươi rói sức sống mùa xuân.

edit-tnxh-1707540251220904164208-75-41-547-796-crop-1707540294850779961694.jpegCác ngày xuất hành, cầu tài, cầu phúc, mở hàng và việc cần làm để may mắn cả năm Giáp Thìn

GĐXH - Hòa nhịp với không khí hân hoan của đất trời ngày Tết ai cũng muốn chọn các ngày đẹp, giờ tốt để xuất hành, cầu tài, cầu phúc, mở hàng... đầu năm. Phong thủy sư Tam Nguyên tư vấn khởi đầu năm mới tốt đẹp qua chọn các ngày giờ để câc bạn tham khảo và những việc cần làm để may mắn cả năm Giáp Thìn.

Cầu Hôn lấy cảm hứng từ chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ mỗi năm gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước (theo tích ông Ngâu - bà Ngâu của Việt Nam). Ngoài ra còn kết hợp với bức tranh Chúa tạo ra Adam (The Creation Of Adam) của danh họa Michelangelo thành Cầu Hôn có một không hai tại đảo Ngọc thiên đường Phú Quốc.

  • gt6-1706617809771505143100-0-0-213-341-crop-170661782289438975665.jpg

    Chuyên gia lý giải sự thật sau chiều 30 Tết năm nay có tới 8 năm liên tiếp sẽ đón Giao thừa vào đêm 29 TếtĐỌC NGAY

Tìm hiểu truyện cổ tích Việt Nam viết Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng đã say mê Chức Nữ - tiên nữ phụ trách dệt vải trên trời. Cả hai yêu nhau mà trễ nải công việc khiến Ngọc Hoàng nổi giận đày mỗi người một ngả sông Ngân Hà.

Sau một thời gian, Ngọc Hoàng thương tình nên cho phép cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày Thất Tịch (mùng 7 tháng 7 âm lịch). Vì thế khoảng "mùng 7 mưa ra, 13 mưa vào" hạ giới mưa rả rích cả tuần vì hai người sụt sùi gặp gỡ rồi lại chia xa.

Để giúp hai người yêu nhau, Ngọc Hoàng cho gọi các phường thợ mộc dưới trần lên trời xây cầu. Nhưng rồi mạnh ai nấy làm nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn chưa xong. Ngọc Hoàng phạt các phường thợ mộc hóa thành quạ xếp đầu lại làm cầu Ô Thước (còn gọi cầu Ô Kiều) cho Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau.

Rồi cảm thương cho sự chia lìa của Ngưu Lang - Chức Nữ nên Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho các thợ mộc để họ tiếp tục làm cây cầu vững chắc cho Ngưu Lang - Chức Nữ hội ngộ.

ch8-17076973479461397133967.jpg

Công trình Cầu Hôn ở Phú Quốc. Ảnh: H.D

Cầu Hôn - chuyện tình theo tích Trung Quốc

Còn theo phiên bản Trung Quốc thì Ngưu Lang là chàng chăn bò trẻ vô tình thấy 7 nàng tiên đùa giỡn tắm trong hồ nước trong nên đã trộm váy áo giấu đi. Các nàng tiên đã cử em út Chức Nữ xinh đẹp ra lấy lại váy áo. Do bị Ngưu Lang nhìn thấy thân thể trần tục nên Chức Nữ đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng và đã sống bên nhau hạnh phúc.

Nhưng Thiên Hậu (một số dị bản là mẹ Chức Nữ) bắt nàng về trời tiếp tục dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời, còn rút kẹp tóc của nàng vạch ra dải Ngân Hà, buộc mỗi người ở một bên sông nhằm chia cắt họ mãi mãi. Từ đó dương gian thấy sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ nằm hai bên dải Ngân Hà, người buồn bã dệt vải, người nuôi hai con thương nhớ vợ, còn có 2 ngôi sao bên cạnh là Aquila -β và -γ.

base64-1707707653876760520732.jpeg

Cầu Hôn nhìn từ trên cao và khoảng hở 50cm. Ảnh internet.

Một ngày những con quạ cảm thương hai vợ chồng đã bay lên trời xếp đầu làm cầu (Ô Thước Kiều) để đôi vợ chồng gặp nhau trong đêm thứ 7 của tháng 7 âm lịch. Ngọc Hoàng biết chuyện đã cho phép Ngưu Lang - Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần.

  • gt5-1707386603883822179882-8-0-179-274-crop-17074384605251708031993.jpg

    Không chỉ người mà ngôi nhà cũng cần chú ý Thái Tuế để cả năm mới bình an, may mắnĐỌC NGAY

Cũng trong thời gian đó Ngưu Lang tìm được quả "Hoa Tiên" nên được Ngọc Hoàng - Vương Mẫu cho phép hai vợ chồng được trở lại bên nhau.

Cầu Ô Thước xưa được cho là ở Bắc Tô Châu, được xây dựng từ thời Xuân Thu. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

Điểm đặc biệt khác của Cầu Hôn

Cầu Hôn nhìn xa như dải lụa giữa đại dương, hai phần cầu vươn xa ôm trọn bờ cát trắng và hướng đến nhau nhưng không chạm. Chính giữa Cầu Hôn có không gian cho họ hàng, bạn bè đứng chứng kiến, và các nhiếp ảnh gia sẽ chộp những khoảnh khắc con người và thiên nhiên gắn kết - tạo điểm nhấn nổi bật.

Khoảnh khắc siêu ngọt ngào, lắng đọng đúng vào thời khắc hoàng hôn, mặt trời lặn trong ánh hồng cam lãng mạn trên Cầu Hôn - biến cây cầu thành nhân chứng đặc biệt cho chuyện tình lãng mạn thời hiện đại và trở thành biểu tượng tình yêu. Đồng thời mang lại giá trị về kiến trúc, cảnh quan, là tâm điểm thu hút du khách.

cau-hon-5-17076973477881304731710.jpg

Năm 2023 Cầu Hôn đã xuất hiện đầy lãng mạn, nên thơ với những cảnh quay đẹp đốn tim trong MV Em đồng ý (I Do) của Đức Phúc, kết hợp với nhóm nhạc múa 911 đã đạt hơn 1 triệu view chỉ sau 14 giờ lên sóng. Trong hoàng hôn cực kỳ thơ mộng chàng trai quỳ xuống trao nhẫn cầu hôn - khoảnh khắc ngọt ngào, xúc động như truyện cổ tích khiến nhiều trái tim thổn thức, cảm xúc vỡ òa, dậy sóng bởi vẻ đẹp nghệ thuật tựa tác phẩm điêu khắc trên mặt biển. Ảnh internet.

Một bên đầu Cầu Hôn có nhà hàng Chàng - và bên kia đầu cầu là nhà hàng Nàng.

Điểm nhấn đặc biệt là 2 nhánh phía Bắc và Nam hợp thành thể thống nhất nhưng có khoảng hở 30 cm - vừa tầm cho một cái ôm, cái bắt tay, hay một nụ hôn. Hai người yêu nhau đứng mỗi bên cầu và nghiêng người trao nhau một nụ hôn đầy cảm xúc cung bậc tình yêu.

Tính toán bất ngờ của người sáng tạo ra Cầu Hôn là mặt trời sẽ "rơi" vào đúng khoảng hở giữa hai mũi cầu trước khi lặn xuống biển - quang cảnh này chỉ diễn ra mỗi năm một lần (khoảng từ 24/12 tới 1/1). Khi đó mặt trời sẽ lấp đầy khoảng hở rất ấn tượng - cũng chính là lúc Chàng và Nàng đến được với nhau (được ví như khoảng cách rung động trước khi nụ hôn nồng cháy lãng mạn được trao dưới ánh hoàng hôn). 

Khung cảnh hoàng hôn đỏ rực đậm chất Châu Âu khiến ai cũng muốn lưu lại những khung hình đẹp gây sốt cộng đồng mạng.

base64-1707708334173353787503.jpeg

Điểm nhấn đặc biệt là thiết kế có một khoảng hở khoảng 50cm của Cầu Hôn. Khi hoàng hôn xuống mặt trời sẽ lấp đầy rất ấn tượng khoảng hở này, và chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Ảnh internet.

Tuy  nét đẹp ấn tượng của Cầu Hôn tương tự chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ huyền thoại, nhưng có khác biệt là xưa mỗi năm họ tái hợp một lần trên cầu Ô Thước. Còn ngày nay những cặp đôi tới Cầu Hôn trao nhau những nụ hôn ngọt ngào, mãnh liệt của tình yêu - nhưng không có sự biệt ly, chia cắt - biến Cầu Hôn trở thành kiệt tác nghệ thuật, biểu tượng du lịch mới ở Phú Quốc.

Vì thế mà Cầu Hôn nhanh chóng trở thành điểm check-in mới, hút những lễ cưới, những màn cầu hôn lãng mạn, kỷ niệm ngày cưới… và tương lai hứa hẹn là điểm đến "có 1 không 2" ở cả Việt Nam và trên thế giới.

Cầu Hôn – Kiss Bridge do ông Marco Casamonti - kiến trúc sư đại tài, đại sứ văn hóa nghệ thuật Ý tại Việt Nam thiết kế. Cầu Hôn dài 810m, xây với lượng thép khổng lồ 5.000 tấn (bằng 1/2 lượng thép xây tháp Eiffel tại Paris nước Pháp). Tổng diện tích mặt sàn lớn nhất Việt Nam 15.000 m2. Sức chứa: 24.000 người. Dự tính đón khoảng 8 triệu lượt khách/năm – có giá trị đặc biệt về kiến trúc, cảnh quan và tương lai gần sẽ là thủ phủ du lịch của Phú Quốc.

Ý tưởng xây dựng cầu Hôn xuất phát từ đê chắn sóng biển của bãi biển trung tâm thị trấn Hoàng Hôn Sunset Town – giúp du khách tắm biển quanh năm, không bị phụ thuộc vào 2 mùa gió ở Phú Quốc.

* Bài viết có tham khảo mạng internet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022