Trong tiếng Anh có thành ngữ "Con chim dậy sớm thì bắt được sâu" hay trong tiếng Việt có câu "Trâu chậm thì uống nước đục", đều là những câu nói kinh điển mà người dậy sớm để làm việc luôn coi trọng. Nhưng những lợi ích bổ sung của việc dậy sớm có thể khuyến khích các "cú đêm" xem xét lại sở thích cá nhân của mình: Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Đại học Pittsburgh, thức dậy sớm - và duy trì hoạt động suốt cả ngày - có thể cải thiện tinh thần sức khỏe và năng suất tổng thể của bạn, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.
Tiến sĩ Stephen Smagula, tác giả chính của nghiên cứu và trợ lý giáo sư về tâm thần học và dịch tễ học tại Đại học Pittsburgh cho biết: "Điều thú vị về những phát hiện này là các mô hình hoạt động được kiểm soát tự nguyện, có nghĩa là thực hiện các thay đổi có chủ đích đối với thói quen hàng ngày của một người có thể cải thiện sức khỏe và thể trạng".
Sau khi nghiên cứu 1.800 người lớn trên 65 tuổi trong một tuần - và theo dõi chuyển động của họ bằng đồng hồ thể dục và phân tích bảng câu hỏi liên quan đến nhận thức - nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng gần 38% người tham gia thức dậy sớm và tiếp tục hoạt động. Smagula cho biết: "Nhiều người lớn tuổi có khuôn mẫu rất rõ ràng: Trung bình họ dậy trước 7 giờ sáng và tiếp tục hoạt động; những người này hạnh phúc hơn, ít trầm cảm hơn và có chức năng nhận thức tốt hơn những người tham gia khác".
Mặc dù 32,6% số người tham gia nghiên cứu cũng giữ một thói quen đều đặn, nhưng họ chỉ hoạt động trong 13,4 giờ mỗi ngày - kết quả của thời gian thức dậy muộn hơn hoặc giảm hoạt động vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng điều này khiến họ có nhiều triệu chứng trầm cảm và kiểm tra nhận thức kém hơn những người thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng. 29,8% tình nguyện viên cuối cùng không nhất quán với thói quen hàng ngày của họ, khiến sức khỏe tâm thần và kiểm tra nhận thức giảm hơn nữa.
Smagula cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy sự gián đoạn mô hình hoạt động là rất phổ biến và có liên quan đến các vấn đề sức khỏe ở người lớn tuổi. Mối quan hệ này có thể là hai chiều, vì vậy tin tốt là chúng tôi nghĩ rằng những thay đổi đơn giản - những điều mà mọi người có thể thử - có thể khôi phục các mô hình hoạt động thường xuyên và làm như vậy giúp cải thiện sức khỏe".
10 lý do bạn nên thức dậy sớm
Trang Healthline đã từng liệt kê những lợi ích "nhãn tiền" của việc thức dậy sớm có thể khiến bạn phải thay đổi thói quen thức - ngủ của mình ngay từ bây giờ.
1. Thêm thời gian cho bản thân
Nếu bạn sống với những người khác - trẻ nhỏ hoặc người lớn - dậy sớm có thể mang lại cho bạn một số thời gian rất cần thiết cho bản thân.
Thêm thời gian để nhấm nháp ly cà phê đó một cách chậm rãi trong khi lật trang báo/sách hoặc chỉ tận hưởng sự yên tĩnh có thể giúp bạn chuẩn bị đối mặt với một ngày bận rộn.
2. Thức dậy sớm để tập thể dục
Nếu việc tập luyện là quan trọng đối với bạn, nhưng bạn thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thời gian, thì việc dậy sớm có thể là một giải pháp.
Tập thể dục ngay từ đầu sẽ khắc phục sự cám dỗ bỏ qua các buổi tập vì công việc hoặc lịch trình sau đó trong ngày hoặc vì mệt mỏi.
Một lợi ích khác của tập thể dục buổi sáng là nó tạo ra một sự gia tăng endorphin giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời tăng mức năng lượng.
3. Ít thời gian kẹt xe hơn
Dậy và ra khỏi nhà sớm có thể giúp bạn tránh gặp phải lượng xe cộ thông thường, đây là một điểm cộng khá phổ biến.
Lưu lượng giao thông ít hơn không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nó cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của bạn, vì nghiên cứu đã liên kết việc ngồi trong xe cộ với: căng thẳng, phiền muộn, hung hăng và thịnh nộ, cũng như các vấn đề hô hấp.
4. Thêm thời gian để hoàn thành công việc
Bạn đã bao giờ ước mình có nhiều giờ hơn trong ngày để hoàn thành công việc? Điều ước của bạn sẽ được thực hiện - nếu bạn đặt báo thức sớm hơn bình thường một hoặc hai giờ.
Tất nhiên, bạn không cần phải lấp đầy mỗi giây để hoàn thành nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Nhưng nếu bạn cần thêm một chút thời gian, dậy sớm sẽ cho bạn cơ hội không bị phân tâm để lo những việc mà bạn có thể không làm được.
5. Ngủ ngon hơn…
Các nghiên cứu gợi ý rằng những người thức dậy sớm có xu hướng đi ngủ sớm hơn và tận hưởng giấc ngủ dài hơn, chất lượng hơn. Ngủ đủ giấc mang lại nhiều lợi ích: cải thiện tâm trạng, tập trung tốt hơn, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính khác. Mặt khác, thiếu ngủ chất lượng có thể: làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, có nghĩa là bạn có thể bị ốm thường xuyên hơn, tăng cơ hội mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường...
6. Có nhiều năng lượng hơn
Đó là sự thật: Giấc ngủ ngon hơn thường tương đương với nhiều năng lượng hơn.
Nếu bạn đi ngủ sớm hơn và có được giấc ngủ chất lượng hơn, sẽ không phải là một bước nhảy vọt khi tưởng tượng rằng bạn sẽ thức dậy với cảm giác thư thái và sảng khoái hơn cho ngày mới.
7. Da khỏe hơn
Những buổi thức thâu đêm có thể khiến da bạn xuất hiện những đường nhăn, nếp nhăn, nhợt nhạt và mí mắt sưng hoặc sụp. Thiếu ngủ cũng có thể góp phần gây ra mụn trứng cá.
Giấc ngủ ngon giúp làn da của bạn luôn khỏe mạnh. Trong khi ngủ, các tế bào da của bạn tái tạo, đồng thời tăng lưu lượng máu và collagen giúp sửa chữa các tác hại của môi trường và tia UV.
Thêm vào đó, đi ngủ sớm hơn giúp bạn có nhiều thời gian hơn để chăm sóc da tốt, chẳng hạn như rửa mặt.
8. Giảm quầng thâm
Miễn là bạn kết hợp dậy sớm với giờ đi ngủ sớm hơn để không phải hy sinh giấc ngủ, bạn có thể tạm biệt quầng thâm mắt.
Đó là bởi vì quầng thâm được tạo ra bởi bóng từ bọng mắt. Nguyên nhân của bọng mắt đó là do chất lỏng tích tụ do thiếu ngủ.
9. Thêm thời gian cho bữa sáng
Thức dậy sớm hơn vào buổi sáng giúp bạn có thêm thời gian để làm và thưởng thức bữa sáng đầy đủ chất thay vì uống vội một ly cà phê và vừa ăn vừa đi đường.
Bắt đầu ngày mới với một bữa ăn bổ dưỡng có thể giúp bạn no lâu hơn, có nhiều năng lượng hơn cho ngày mới.
10. Giúp bạn tập trung
Bộ não của bạn không thức dậy vào lần thứ hai bạn làm (thức dậy lần 2), đó là lý do tại sao chúng ta có xu hướng cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng khi chúng ta thức dậy lần đầu tiên (sau giấc ngủ đêm).
Quán tính của giấc ngủ này là một phần thường xuyên của quá trình thức giấc. Tuy nhiên, nó có thể kéo dài khoảng một giờ hoặc hơn, khiến bạn khó tập trung và hoàn thành công việc nếu bạn đứng dậy và ra khỏi cửa quá nhanh.
Thức dậy sớm hơn giúp bạn có thời gian hoàn toàn tỉnh táo để tập trung hơn.
Nguồn và ảnh: JAMA Psychiatry, Healthline