Krystyna Houser là một bà mẹ 3 con. Cô là tác giả của cuốn "The Good LFE Cookbook" - một cuốn sách về dạy nấu ăn, trong đó là các công thức chế biến các món ăn ít lên men để cải thiện sức khỏe đường ruột và duy trì cân bằng tiêu hóa cho những người gặp vấn đề về đường ruột.

Thế nhưng, ít ai biết rằng, trước đó cô đã phải chiến đấu với hội chứng rối loạn khuẩn ở ruột non. Và chính những trải nghiệm khổ sở của bản thân đã thúc đẩy cô muốn làm gì đó để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ với mình. Cô hy vọng họ có thể cảm thấy ngon miệng hơn với những món ăn họ yêu thích.

photo-5-16631499651852011697457.jpg

Krystyna Houser - tác giả của cuốn "The Good LFE Cookbook"

Và dưới đây là chia sẻ của Krystyna Houser:

Vào năm 2013, ngay sau khi sinh em bé thứ ba, tôi bắt đầu nhận thấy những điều kỳ lạ với cơ thể của mình. Khi ăn, tôi gặp cơn đau khủng khiếp di chuyển từ bên này sang bên kia bụng. Tôi cũng bị phát ban không rõ nguyên nhân và sương mù não. Nhưng điều tồi tệ nhất là sự đầy hơi cực độ. Tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì giống như vậy trước đây! Sau khi ăn, tôi sẽ phải nới cúc quần, bởi vì bụng tôi to lên như thể tôi đang mang thai 8 tháng.

Trong hai năm tiếp theo, tôi đã gặp một số bác sĩ ở New York, và họ không thể tìm ra nguyên nhân. Họ cho rằng tôi bị trầm cảm sau sinh và khuyên tôi nên gặp bác sĩ trị liệu. Tôi bắt đầu nghĩ rằng có lẽ họ đã đúng nhưng tôi vẫn không tin hẳn. Một người bạn khuyên tôi nên gặp tiến sĩ Frank Lipman, một chuyên gia y tế có phương pháp trị liệu kết hợp đông y và tây y. Anh ấy lắng nghe tôi mô tả các triệu chứng, nhìn vào mắt và lưỡi của tôi, vài phút sau thì kết luận rằng tôi bị SIBO - sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non.

photo-4-1663149962450457704577.jpg

Bài kiểm tra hơi thở đã kết luận vấn đề

Tôi đã quay lại bác sĩ gia đình của mình và nói về điều đó và được cho một bài kiểm tra hơi thở để làm ở nhà. Tôi đã phải ăn một chế độ ăn rất trung tính trong 24 giờ, sau đó thở vào 1 chiếc ống, cứ 15 phút/lần và làm trong 1 giờ. Sau đó tôi gửi các ống đến phòng thí nghiệm để xem liệu có hydro hoặc metan dư thừa trong hơi thở do vi khuẩn tạo ra trong ruột của tôi hay không. Tiến sĩ Lipman đã đúng. Các xét nghiệm cho kết quả tôi dương tính với SIBO. Bác sĩ gia đình của tôi nói với tôi rằng các bác sĩ giỏi nhất điều trị bệnh này ở Los Angeles, và tình cờ tôi đang làm một số công việc ở LA, vì vậy tôi đã đến gặp họ. Sau khi xác nhận rằng tôi bị SIBO bằng cách làm xét nghiệm hơi thở lần thứ hai, các bác sĩ đã cho tôi điều trị bằng một đợt kháng sinh.

Tôi cũng biết rằng thuốc kháng sinh là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho SIBO, nhưng các bác sĩ của tôi nói rằng thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra SIBO. Và đó cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh của tôi phát triển. Cụ thể, khi tôi sinh mổ lần thứ ba, tôi đã bị nhiễm MRSA nguy hiểm trong bệnh viện và phải dùng thuốc kháng sinh rất mạnh. Họ đã cứu mạng tôi, nhưng cũng có thể gây ra SIBO. Vì vậy, tôi đã hỏi về phương pháp điều trị nào khác mà tôi có thể lựa chọn. Tôi có ba đứa con, tôi còn công việc và tôi không muốn tình trạng này kéo dài trong nhiều năm.

photo-3-166314995987120210200.jpg

Chế độ ăn uống đặc biệt đã giúp tôi nhẹ nhõm

Các bác sĩ của tôi đã đưa tôi vào một chế độ ăn uống chỉ với chất lỏng. Điều đó có nghĩa là tôi không tiêu thụ gì ngoài những món ăn có vị khủng khiếp trong 28 ngày. Đó là một trong những điều khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời, nhưng vào thời điểm hoàn thành, tôi sẽ nói rằng 90% các triệu chứng đã biến mất. Sau đó, trong hai năm, tôi tuân theo chế độ ăn ít lên men, hạn chế chất xơ, sữa và trái cây. Tôi chỉ tiêu thụ protein và carbs dễ tiêu hóa như gạo và khoai tây. Tôi đã có thêm một vài đợt bùng phát bệnh và phải thực hiện chế độ ăn kiêng với chất lỏng 2 lần nữa, nhưng bây giờ tôi hoàn toàn không có SIBO.

Chế độ ăn kiêng ít lên men rất hữu ích cho tôi, nhưng lại thực sự rất khó để những người còn lại trong gia đình cùng ăn theo. Vì vậy, tôi đã theo một chuyên gia dinh dưỡng có tên là Robin Berlin. Chúng tôi đã điều chỉnh các công thức cho các món lên men thấp và kết hợp chúng với các các món ăn yêu thích khác của gia đình.

SIBO là gì?

SIBO là hội chứng loạn vi khuẩn ở ruột non, viết tắt từ cụm từ tiếng anh là Small intestinal bacterial overgrowth. Hội chứng này là tình trạng có sự phát triển quá mức lượng vi khuẩn nói chung ở trong ruột non, bao gồm cả một số loại vi khuẩn không thường gặp ở những phần khác trong đường tiêu hóa.

photo-2-1663149956029766518095.jpg

Nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng loạn vi khuẩn ở ruột non

Hội chứng loạn khuẩn ở ruột non thường xuất hiện khi lượng vi khuẩn có hại tồn tại bên trong ruột non có xu hướng gia tăng cao hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn sinh sống tại các vùng khác trong đường tiêu hóa cũng có thể tới đây và gây nên vấn đề loạn khuẩn.

Bên cạnh nguyên nhân kể trên, bạn có thể đối mặt với nguy cơ mắc SIBO nếu như cấu tạo đường tiêu hóa có nhiều điểm bất thường. Nếu như chức năng miễn dịch đường ruột không hoạt động ổn định, tình trạng loạn khuẩn ở ruột non cũng có thể xảy ra.

Ngoài ra, những bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật dạ dày, đường ruột, người có những tổn thương hoặc đặc điểm cấu tạo bất thường ở ruột non cũng có thể bị loạn khuẩn ở ruột non.

photo-1-1663149951739232645344.jpg

Các triệu chứng chính của SIBO

Thông thường, khi các triệu chứng này xuất hiện đơn lẻ ở các thời điểm khác nhau có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, người bệnh SIBO có khi trải qua nhiều vấn đề tiêu hóa cùng lúc và đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn cần đến gặp bác sĩ. Các triệu chứng ban đầu có thể là:

- Đau bụng, đau dạ dày

- Đầy hơi

- Khó tiêu

- Tiêu chảy

- Táo bón

- Chướng bụng

- Cảm thấy khó chịu hoặc đầy bụng sau khi ăn

Các triệu chứng tiêu hóa khá giống với dấu hiệu và triệu chứng của nhiều vấn đề đường ruột khác. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp phải, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra rõ ràng. Đặc biệt, khi bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật vùng bụng hay có các biểu hiện: Tiêu chảy liên tục, kéo dài; Sụt cân nhanh chóng, không chủ ý; Đau bụng kéo dài nhiều ngày; Đau bụng dữ dội...

Theo Prevention, Mayoclinic

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022