* Câu chuyện được chia sẻ trên trang MXH Baidu của Trung Quốc và nhận được sự quan tâm lớn từ phía CĐM.
Bắt đền ngân hàng
Vào ngày 24 tháng 1 năm 2020, tại một chi nhánh ngân hàng ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã diễn ra một sự việc ồn ào. Vì chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán nên ở ngân hàng rất náo nhiệt người ra người vào.
Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến thời gian gần trưa, dì Vương, 60 tuổi vội vã chạy đến quầy giao dịch và đặt 1 túi tiền lên rồi nói: “Tại sao tôi đã rút 10.000 NDT (hơn 35 triệu đồng), bọc tiền vẫn còn nguyên niêm phong nhưng mở ra đếm chỉ có 9.000 NDT (hơn 31 triệu đồng), ngân hàng đã rút thiếu của tôi 1.000 NDT (hơn 3,5 triệu đồng).
Nhân viên ngân hàng sững sờ khi nghe dì Vương nói, ngay lập tức họ đã mời quản lý ra để giải quyết vấn đề. Bởi đối với ngân hàng, lỗi sai này rất nghiêm trọng và cần xem xét, xử lý nghiêm.
Ảnh minh họa
Dì Vương trình bày, khoảng mười ngày trước bà có đến rút tiền ở ngân hàng về. Vì tin tưởng ngân hàng cũng như chưa cần tiêu số tiền đó nên bà để nguyên một chỗ và số tiền vẫn còn nguyên niêm phong bằng con dấu từ ngân hàng.
Hôm nay, khi cần tiền để mua sắm đồ tết bà mới bỏ ra thì phát hiện số tiền hơi quá mỏng. Dì Vương thấy nghi ngờ, bà nhớ lúc ấy khi mới rút tiền đã vội vã đến thăm một người bạn đang nằm viện nên không đếm mà nhét luôn vào túi.
Bà vội vàng đếm tiền, đếm đi đếm lại nhiều lần đều thấy thiếu 1.000 NDT trong khi cọc tiền vẫn được niêm phong chặt chẽ khiến bà cảm thấy rất bối rối.
Sự thật được vạch trần
Nhìn cọc tiền vẫn được buộc ngay ngắn, bà nghĩ không thể có ai đã đánh cắp được vậy chỉ có một khả năng duy nhất là ngân hàng phạm sai lầm khi thực hiện giao dịch của bà.
Dì Vương vội vàng đến ngân hàng và yêu cầu họ giải thích. Người quản lý ngân hàng nghe vậy thì thẳng thắn nói rằng ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Người quản lý chỉ vào bảng hiệu trên quầy đã nhắc nhở người dân sau khi rút tiền nên kiểm tra trực tiếp kỹ càng vì sau khi rời khỏi quầy ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, việc đếm tiền của ngân hàng thường diễn ra bằng máy nên rất hiếm khi có sai sót xảy ra. Và dì Vương cũng đã lấy tiền cách đây chục hôm mang về nhà nên trong thời gian đó bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Bà khẳng định trong gia đình không có ai biết mình đi rút tiền rồi cất tiền ở đâu cả. Hàng ngày bà cũng cẩn thận khóa cửa nhà nên không thể có người lạ vào lấy. Dù lời nói của bà Vương rất hợp lý, nhưng quản lý ngân hàng vẫn chắc chắn đây không phải là lỗi của bên ngân hàng.
Ảnh minh họa
Dì Vương cảm thấy rất tức giận, bà cho rằng ngân hàng thật vô trách nhiệm và đã làm ầm lên rồi cuối cùng quản lý đã nghĩ ra cách xem lại video giám sát để kiểm tra lỗi ở đâu.
Bà sững sờ, bất ngờ rồi chết lặng khi nhìn thấy hành động đang diễn ra trong camera. Dì Vương đã liên tục xin lỗi ngân hàng vì hành vi kích động gây rối khi nãy của mình.
Bởi qua kiểm tra, 1.000 NDT của dì Vương được lấy cắp bởi người bạn thân đã đi rút tiền cùng bà hôm ấy. Khi nhân viên đang đếm tiền, bà nhận được cuộc gọi nên đã đứng lên ra ngoài nghe máy và người bạn kia đã bí mật rút một vài tờ tiền rồi bỏ vào túi và ngẩng mặt lên tiếp tục quan sát xung quanh như không có gì xảy ra.
Khi dì Vương quay lại, số tiền đã được đếm xong và đặt lên quầy, máy đếm tiền cũng hiển thị đủ 10.000 NDT khiến bà không chút nghi ngờ.
Dì Vương cảm thấy thất vọng trước thái độ của người bạn thân, người mình tin tưởng nhất. Bà đến nhà chất vấn, khi người bạn kia biết sự việc bại lộ đã liên tục xin tha rồi xin lỗi khiến bà cảm thấy bối rối.
Cuối cùng, bà quyết định không báo cảnh sát chỉ yêu cần người bạn kia bồi thường cho bà đầy đủ số tiền đã đánh cắp.
Đây chính là bài học sâu sắc cho dì Vương và tất cả mọi người vì đôi khi trong cuộc sống, sự tin tưởng từ những người thân yêu xung quanh lại làm chúng ta bị tổn thương rất nhiều.
Nguồn 163