Giáo dục

Cuộc sống của một người có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục từ thời thơ ấu. Sự phát triển và thành tựu của một người trong đời thường phụ thuộc vào sự giáo dục mà anh ta nhận được khi còn trẻ.

gia-dinh-co-phuc-2340.png

Điều này cho thấy tầm quan trọng của dạy dỗ trẻ trong một gia đình. Giáo dục không chỉ được thực hiện bởi giáo viên mà còn cả sự dạy dỗ của cha mẹ. Lời nói và việc làm, sự thiện ác của cha mẹ, con cái thường thấy trong mắt, lâu dần sẽ tự nhiên bắt chước và học theo. Suy cho cùng, trong mắt mỗi người con, cha mẹ luôn là nhất.

Tình yêu thực sự dành cho trẻ em là dạy chúng các quy tắc và quy định nên tuân theo trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ sau khi được giáo dục tốt sẽ tự nhiên hình thành thói quen tự giác, nếu giáo dục gia đình không tốt rất dễ sinh ra một số điều rất đáng tiếc.

Đọc

Thay vì để lại hàng núi vàng bạc cho trẻ em và khiến chúng hư hỏng, tốt hơn hết là dạy chúng đọc, cho trẻ một ngôi nhà với những cuốn sách hay. Đọc sách không chỉ để đối phó với các kỳ thi mà còn là cách tốt nhất để nâng cao kho kiến thức và trí tuệ cuộc sống.

Người ít đọc sẽ dễ rơi vào tình trạng bối rối, lúng túng khi gặp phải những vấn đề phức tạp, bất kể là cuộc sống, công việc hay tình cảm. Đây chính là bởi vì tích lũy và trí tuệ của trẻ không đủ.

Đọc nhiều sách hơn, lĩnh hội trí tuệ của tiền nhân, lĩnh hội quy luật phát triển của lịch sử, rồi kết hợp với thực tế, tự nhiên bạn sẽ có thể bình tĩnh hơn mà tiến lên phía trước.

Làm việc thiện

Thay vì chăm chăm tích góp tiền của cho con cháu, bạn có thể tích đức cho chúng. “Tiền nhân trồng cây, con cháu hưởng bóng mát”, vận may cũng cần được tích lũy hàng ngày. Muốn cho gia đình, thậm chí là gia tộc ngày càng thịnh vượng thì phải lấy “thiện” làm tiêu chí để tích đức cho mình và con cháu.

mon-gia-truyen-2340.png

“Người tích việc thiện thì được hưởng phúc đời đời, người tích việc ác thì gặp tai họa”, làm nhiều việc thiện không chỉ tích đức mà còn làm gương cho các thế hệ mai sau, để họ tiếp nối thiện tâm này.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022