Năm đầu tiên "nhát tay" khi xuống giống

Còn khoảng 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng khung cảnh tất bật tại các vườn hoa tại một số tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Cần Thơ... khiến ai nấy không khỏi nôn nao.

Nếunhư dịp Tết Nguyên đán năm vừa rồi bà Lê Thị Thuỷ (1966, ngụ tại Bình Thuỷ, Cần Thơ) trồng hơn 20.000 chậu hoa, thì vụ Tết này, bà Thuỷ chỉ xuống giống 10.000 chậu với các giống hoa chủ yếu như cúc đại đóa, cúc pha lê, cúc mâm xôi.

img5624-1701768406689309339973.jpgimg5640-1701768492323717749666.jpg
img5620-17017684399001476576981.jpg

Nông dân miền Tây bắt đầu vào vụ hoa Tết 2024. 

"Năm nay tôi rất nhát tay, làm hơn chục vụ hoa Tết rồi định không làm nữa vì thị trường ảm đạm nhưng thôi đằng nào mỗi năm cũng chỉ có một mùa", bà Thuỷ phân trần.

Xétthấy tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, bà Thuỷ đã chủ động cắt giảm 50% số lượng chậu để giảm chi phí, tập trung đầu tư chất lượng cho cây hoa, tăng khả năng tiêu thụ. Số lượng chậu giảm, không phải thuê thêm nhân công, bằng cách lấy công làm lời, bà Thuỷ đã cắt giảm được một phần chi phí trong vụ hoa Tết này.

"Thấy tình hình khó khăn nên tôi cắt giảm số lượng chậu từ 20.000 xuống còn 10.000. Dù không phải thuê nhân công nhưng tiết kiệm cũng không nhiều vì chi phí sản xuất như phân, thuốc, giống cho vụ hoa năm nay tăng khoảng 10% so với vụ hoa năm ngoái".

Còn ông Trần Văn Phước, người trồng hoa lâu năm tại Đồng Tháp, cho biết năm nay gia đình ông xuống giống khoảng 5.000 chậu hoa, số lượng tương đương so với năm ngoái. Theo ông Phước, gia đình ông đã nhận đặt cọc thu mua hết từ 24 Tết.

Ông Phước nhận định, năm nay mặc dù thời tiết thuận lợi nhưng do ảnh hưởng kinh tế, người dân thay đổi thói quen sắm tiết kiệm khiến sức mua bán các mặt hàng sụt giảm, trong đó có hoa Tết.

"Nói chung tuỳ người nông dân chủ động tăng giảm lượng hoa theo nhu cầu thị trường. Thông thường đến 15 tháng chạp hằng năm khách sỉ mới đặt hàng, khi đó mới biết hoa có hút hàng không. Theo tôi, năm nay kinh tế khó khăn nên lượng hoa bán bình thường cũng không sôi động".

img5635-1701768797782289200359.jpg
img5615-17017687976681032363486.jpg

Tết năm nay, các giống hoa Tết được nông dân miền Tây chọn trồng là cúc mâm xôi, cúc đại đoá, vạn thọ, hoa hồng, dừa cạn, mào gà, dạ yến thảo, thạch thảo, cát tường,…

Kỳ vọng vào lễ hội hoa Tết lớn nhất miền Tây

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng Phòng kinh tế TP Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết diện tích hoa kiểng hiện nay tại thành phố này là 950ha với hơn 2.500 hộ trồng và kinh doanh trên 2.000 loại hoa kiểng khác nhau; vụ hoa Tết đã xuống giống 40ha gồm cúc mâm xôi, hạnh, hoa hồng, trong đó cúc mâm xôi khoảng 266.600 chậu.

img5610-17017684404241330025577.jpgimg5603-1701768440507184432994.jpg
img5606-1701768440476684676169.jpg

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân trồng hoa cúc sớm để bán trước Tết kiếm thêm thu nhập. 

"Tổng diện tích hoa kiểng phục vụ Tết khoảng 100ha các loại. Đến giữa tháng 10 âm lịch sẽ xuống giống các loại hoa như vạn thọ, cúc các loại, thược dược, cẩm chướng, hạnh, lan,...", bà Ngọc thông tin. 

Ngoài ra, năm nay TP Sa Đéc sẽ đăng cai Festival hoa, đây dự kiến là lễ hội hoa lớn nhất miền Tây. Lễ hội được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng sức hút cho thị trường hoa Tết trong khu vực. Các loại hoa lạ như cúc mâm xôi nhiều màu, các giống kiểng lá cũng sẽ xuất hiện tại lễ hội hoa Tết này. 

"Điểm mới và khác hơn so với năm trước đối với hoa kiểng Sa Đéc năm nay là thành phố Sa Đéc được tỉnh chọn làm điểm tổ chức Festival hoa lần 1. Với nhiều sự kiện trong chuỗi hoạt động, lễ hội sẽ tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, tham quan. Ngoài ra, năm nay thành phố cũng có giống hoa kiểng mới phục vụ cho lễ hội và người tiêu dùng như cúc mâm xôi nhiều màu, nhiều giống kiểng lá,...", bà Ngọc thông tin. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022