Tôi năm nay 45 tuổi, làm ở văn phòng tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình. Tôi rất yêu thích công việc này vì nó cho tôi thêm nhiều góc nhìn, trải nghiệm về cuộc sống. Làm nghề này chục năm ngẫm lại tôi thấy, các cặp vợ chồng tan vỡ bởi những lý do nhỏ nhiều hơn là lý do lớn.

"Anh ấy thật vô dụng trong khi tôi miệt mài phấn đấu"

Cách đây 1 tuần, một cô vợ tên Châu, 37 tuổi, là một giám đốc marketing của một công ty có đến gặp tôi tâm sự. Cô ấy cảm thấy rằng mình có một người chồng không tiến bộ. Vì vấn đề này, họ đã cãi nhau không biết bao nhiêu lần, thậm chí đòi ly hôn.

Cụ thể, Châu đã nhiều lần mắng chửi chồng không ngừng. Dù chồng cô ấy có im lặng, giải thích hay tranh cãi, cũng không thể thoát khỏi sự chỉ trích của Châu. Châu bày tỏ: "Tôi thật sự không hiểu, tại sao anh ấy không thể chăm chỉ, nghiêm túc hơn. Người khác 6h sáng đã dậy chuẩn bị cho công việc cả ngày, anh ấy thì toàn ngủ nướng; người khác làm việc gì cũng nghiên cứu kỹ càng, lên kế hoạch, phân tích, trong khi anh ấy chỉ làm mà không suy nghĩ, làm gì cũng đổ bể, tôi lại phải theo sau giải quyết hậu quả. Tôi đẻ 2 đứa con thôi mà giờ cảm giác mình có đến 3 đứa con phải chăm sóc. Anh ấy thật vô dụng trong khi tôi miệt mài phấn đấu”.

1714908616-28e86c7a-a0ba-47f6-8dc8-331fd9e6cd24faceimage-1832-1714916693559-1714916694122542171472.jpeg

Tranh minh họa

Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với người chồng, tôi lại nghe được một phiên bản khác. Anh có một gia đình hạnh phúc, công việc ổn định với một mức lương hậu hĩnh. Bên ngoài công việc chính, anh còn có thu nhập từ các hoạt động nghệ thuật khác. Nhưng Châu lại coi thường công việc nghệ thuật bay bổng của chồng mình, cô cho đó là thiếu thực tế. Cô bảo bao năm anh vẫn dậm chân ở vị trí nhân viên không hơn không kém thì thu nhập ấy có đáng là gì.

Cô thường xuyên so sánh chồng mình với một đồng nghiệp khác đã thăng tiến tại nơi làm việc của anh. Anh ta rất căng thẳng khi nói chuyện với tôi, tâm trạng hỗn loạn và cáu kỉnh. Anh ta bức xúc: "Dù tôi cố gắng thế nào, cô ấy cũng không có một lời khen ngợi. Tôi ra đường được mọi người ngưỡng mộ nhưng thất bại trong chính mắt vợ mình”.

Châu cho rằng chồng mình không biết tính toán nhưng anh ta lại thấy bản thân hài lòng với những gì đang có, 1 công việc ổn định không drama công sở, không đua chen hơn thua và 1 việc làm thêm để có tổng thu nhập hợp lý. 2 người họ ai cũng có những lý lẽ riêng, không ai cảm thấy mình sai cả. Anh ta còn thú nhận với tôi, để hẳn được quyển sổ tiết kiệm gần 1 tỷ lo cho tương lai các con sau này chứ không hề vô dụng như vợ anh ta nói.

Khi tôi thông báo điều này, Châu rất ngạc nhiên và không tin vào mắt mình: "Anh ấy không thể làm ra nhiều tiền thế này được".

Đừng biến người khác méo mó qua khuôn miệng của bạn

Từ đó, tôi nhớ đến hai bệnh nhân ung thư mà tôi biết. Khi họ được chẩn đoán, mức độ bệnh của họ khá giống nhau. Người bệnh A có tính cách vui vẻ, tích cực, thích nói chuyện và cười đùa. Sau khi được xác nhận là ung thư, cô ấy tin rằng ung thư có thể chữa khỏi, và khoa học cũng đã chứng minh rằng cơ thể con người có nhiều hay ít tế bào ung thư. Vì vậy, cô ấy không coi ung thư là một căn bệnh chết người. Cô ấy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để phẫu thuật. Ngoài ra, mỗi ngày vẫn sống và làm việc bình thường, ăn uống, vui chơi đúng cách.

Ngược lại, người bệnh B lại cảm thấy rất sợ hãi, mỗi ngày sống trong bóng ma của cái chết, cô ấy đã ngừng làm việc sau phẫu thuật và rất căng thẳng tìm kiếm phương pháp điều trị khác nhau. Khi hiệu quả điều trị không rõ ràng, trái tim cô ấy lại chìm xuống.

Hai năm sau, người bệnh A dần dần phục hồi chức năng cơ thể và tế bào ung thư cũng dừng lại không tiếp tục lan rộng. Người bệnh B suy giảm miễn dịch, cuối cùng đã qua đời. Bài học lớn nhất họ mang lại cho tôi là: khi người bệnh A không coi ung thư là bệnh chết người, luôn có lòng quyết tâm và hy vọng chiến thắng bệnh tật trong tâm trí, ung thư thực sự khó trở thành "án tử" trong cuộc sống của cô ấy. Tâm trạng tốt và hành động tích cực đã giúp cơ thể cô ấy dần dần được chữa lành. Ngược lại, khi người bệnh B coi ung thư là bệnh chết người, thì ung thư thực sự đã nhanh chóng cướp đi mạng sống của cô ấy.

6ddd4d62f3af7c5b39367323a78ee1d3-183002-1714916694729-1714916694881314910656.jpg

Tranh minh họa

Tương tự, nếu cha mẹ coi con cái của mình là đứa trẻ hư, thường xuyên chửi mắng con là "vô dụng", những đứa trẻ này chắc chắn sẽ khiến cha mẹ "như ý", trở thành một đứa trẻ tồi tệ. Nếu chúng ta cho rằng con cái là những đứa trẻ thông minh và dễ thương, chúng sẽ trở thành những gì chúng ta thấy.

Đối với các đối tác thân thiết còn hơn thế nữa. Khi Châu mỗi ngày chỉ trích chồng mình là kẻ vô dụng, cô ấy đã hàng ngày nhấn mạnh vào tiềm thức của anh ta rằng "anh là kẻ vô dụng". Điều này cũng giống như việc hàng ngày cô ấy đổ "năng lượng tiêu cực của kẻ vô dụng" lên người chồng. Về lâu dài, làm sao đối phương có thể chống lại được?

Để dừng lại vòng luẩn quẩn này, Châu cần học cách chấp nhận hiện trạng của chồng, ngay lập tức dừng mọi giao tiếp tiềm thức với "nội dung vô dụng" và cần phải “cấy” vào đầu anh ấy nội dung cô mong đợi "anh là một người đàn ông có khả năng, anh rất tuyệt vời". Chỉ như vậy, chồng cô ấy mới có thể thả lỏng và có động lực tập trung vào công việc tốt.

Chúng ta cần duy trì sự nhận thức về những ngôn từ mà chúng ta phát ra, vì chúng là năng lượng vô hình, sẽ hướng dẫn và quyết định hướng phát triển của sự vật. Khi chúng ta cảm thấy không hạnh phúc và không hài lòng trong các mối quan hệ thân thiết, quan hệ cha mẹ - con cái, hãy hỏi chính mình, chúng ta thực sự nhìn người khác như thế nào? Bởi vì bạn thấy đối phương là gì, họ chính là những thứ đó. Vì hạnh phúc của chúng ta, hãy tạo ra bầu không khí để tất cả người thân xung quanh chúng ta đều vui vẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022