cl.jpg

Ba mỹ nhân có ngọc thể tỏa hương thơm

Thời cổ đại, có 3 mỹ nhân sở hữu hương thơm riêng biệt, cực kỳ nổi tiếng.

Người thứ nhất là Tây Thi, nàng bị Việt vương Câu Tiễn hiến cho Ngô vương Phù Sai. Phù Sai bị hương thơm cơ thể của Tây Thi mê đắm thần hồn, vì nàng mà xây dựng cả dòng suối thơm.

Tây Thi thơm đến nỗi nhiều dã sử ghi lại rằng chiếc giường mà đại mỹ nhân này nằm ngủ vẫn lưu lại hương thơm tới 3 năm sau khi nàng rời đi.

Một đại mỹ nhân khác là Dương Quý Phi - Dương Ngọc Hoàn cũng có hương thơm cơ thể đặc biệt. Thậm chí, thánh thơ Lý Bạch từng làm thơ ca ngợi Dương Quý Phi là người có hương thơm như sương sớm đọng trên hoa.

Mỹ nhân thứ ba chính là Dung phi Hòa Trác thị của hoàng đế Càn Long, vì sở hữu hương thơm cơ thể đặc biệt nên còn gọi là nàng Hàm Hương. So với hai mỹ nhân ở trên, Dung phi nổi tiếng hơn cả nhờ mùi hương lấn át cả hoa cỏ, cuốn hút cả đàn bướm vây quanh mình.

cl1.jpg

Xuất thân nàng Hàm Hương xinh đẹp

Dung phi là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, họ Hòa Trác thị. Trong sử sách ghi lại, Dung phi từ nhỏ đã vô cùng xinh đẹp, bẩm sinh cơ thể đã sở hữu mùi thơm thoang thoảng cực kỳ cuốn hút, không cần đến bất kỳ hương liệu nào.

Vào năm 1759, khi nhà Thanh bình định cuộc nổi loạn của Đại Tiểu Hòa Trắc, Càn Long có cất nhắc đến những người đã giúp đỡ mình thanh trừ phản loạn. Trong số này có gia đình của Dung phi. Cả gia đình sau đó được triệu vào Tử Cấm Thành để mở tiệc chiêu đãi, phong quan tấn tước.

Cảm tạ ân đức của Càn Long và cũng để biểu thị lòng trung thành, gia đình quyết định tiến cử Hòa Trác thị vào cung. Lúc này, Hòa Trác thị đã 27 tuổi, so với những phi tần mỹ nữ nhập cung theo quy cách chính thống thì quả thực đã lớn tuổi.

Thế nhưng, nhờ vẻ đẹp diễm lệ, sắc vóc yểu điệu và mùi hương cơ thể cuốn hút, Hòa Trác thị lập tức được Càn Long sủng ái, phong làm quý nhân.

cl2.jpg

Ba điều kiện nhập cung nhà Thanh

Theo lời người xưa, trước khi nhận lời làm phi tần của vua Càn Long, Hàm Hương có ra ba điều kiện với sứ giả nhà Thanh.

Một là, nàng phải được sống, ăn mặc theo phong tục của người Hồi Cương. Hai là, anh trai sẽ cùng nàng về kinh. Ba là, nếu chết, nàng phải được an táng tại cố hương. Cả 3 yêu cầu trên đều được vua Càn Long dễ dàng chấp thuận.

Do được Càn Long sủng ái, dù đã nhập cung nhưng Dung Phi vẫn giữ phong cách quê nhà, mặc trang phục dân tộc, ăn thức ăn được đầu bếp người Duy Ngô Nhĩ nấu riêng. Tất cả điều này đủ để chứng minh, Càn Long thật sự vô cùng thương yêu Dung phi, không tiếc bất cứ thứ gì để yêu chiều người đẹp.

Vì sao chỉ được Càn Long sủng ái một lần?

Tuy nhiên, kỳ lạ thay, Dung phi mặc dù được Càn Long sủng đến như vậy, sống đến 55 tuổi nhưng lại chưa bao giờ mang thai. Tại sao Càn Long lại không để nàng sinh cho mình một đứa con? Kỳ thật điều này liên quan đến một bí mật.

Mặc dù thân thể của Dung phi có mùi thơm rất hấp dẫn, nhưng bàn chân của nàng lại không thơm, mà còn có mùi hôi rất khó ngửi. “Thanh Sử Cảo” ghi lại rằng, Dung phi bị bệnh nấm da chân. Tuy nhiên do thường nàng này đi giày rất kín, tất cả mọi người đều không ngửi được mùi hôi này.

Chỉ có đến lúc nghỉ ngơi, đi tắm, đi ngủ, Dung phi mới cởi giày ra. Lúc Càn Long thị tẩm Dung phi, vị hoàng đế ngửi được mùi hôi này, thực sự không chịu nổi, từ đó không còn ân ái với nàng.

Thế nhưng cho dù không ân ái với Dung Phi, Càn Long vẫn cực kỳ chiều chuộng mỹ nhân này, đối xử trước sau như một, không phân biệt hay ghét bỏ.

Có thể thấy, nhân vô tập toàn, không có ai là hoàn hảo cả. Ông trời ban cho Dung phi sắc đẹp và hương thơm quyến rũ nhưng lại khiến cho nàng có chút khuyết điểm. 

Sống trong cung cấm nhưng cảnh ban ngày gần gũi, ban đêm lạnh nhạt của Càn Long, quả thực là người câm ăn quả đắng, có khổ tự biết mà thôi…

than.jpg?width=150Yêu
Vì sao Hòa Thân hỏi cưới con gái rượu của Càn Long cho con trai?

Theo Xe và thể thao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022