Khi bạn 22 tuổi, hàng xóm cứ gặp là hỏi bạn có người yêu chưa.

25 tuổi, bắt đầu nghe loáng thoáng “Cháu sắp cho cô/chú/bác ăn cỗ chưa?”.

27 tuổi: “Con bé này ế rồi”.

Tôi chả hiểu sao bao nhiêu thứ để hỏi, ví dụ như cháu mua quần áo mới chưa, cháu về ăn Tết mấy ngày, dạo này khỏe không… mà cứ phải quan tâm cỗ bàn vậy nhỉ? Rõ nhà ai cũng đủ đầy không thiếu, 1 năm có khi ăn cỗ mấy chục lần khắp nơi từ lễ Tết đến giỗ chạp.

Hay là họ nghĩ cỗ nhà tôi nấu ngon hơn?

Câu hỏi này bao năm tôi vẫn chưa giải đáp được. Nhưng bây giờ khi tròn 30 tuổi, tôi đã tìm được câu trả lời cho những ai thắc mắc “Bao giờ được ăn cỗ?”. Chờ tới lúc hội làng thì xách chiếu ra ăn thôi!

screenshot8-1674375439244959412268-1674383005881-16743830069921487356547.png

Tôi thấy vẻ mặt của nhiều người không vui khi nghe câu đáp trả ấy. Thậm chí có mấy ông bà còn bảo tôi “hư đốn” nữa. Nhưng có sao đâu, họ còn chẳng cãi lại nổi. Tôi nói đúng quá còn gì nữa?

Năm nay tôi định trốn đi du lịch xuyên Tết vì sợ phải nghe những câu hỏi vừa tò mò vừa tọc mạch như thế. Song bố mẹ tha thiết rào trước đón sau mong con cái họp mặt đầy đủ, nên tôi lại khăn gói quả mướp về đón Tết với phụ huynh.

Trái với nỗi lo sợ của tôi, bố mẹ không ngó nghiêng hỏi xem có “file đính kèm” nào theo về hay không nữa. Sau 3 cuộc tình toàn trái ngang của con gái thì có vẻ phụ huynh đã cảm thông cho đường tình duyên đen đủi này.

Tôi sợ việc lấy chồng kể từ sau mối tình đầu kinh khủng. Bạn trai cũ bị tôi bắt quả tang làm chuyện bậy bạ với 2 cô gái khác. Họ giải thích tất cả chỉ là hành động sơ ý trong lúc say. Nhưng dĩ nhiên tôi không tha thứ nổi.

Tôi chia tay hắn thì bố mẹ cũng biết. Họ tưởng tôi gặp được một chàng trai ổn định đủ nhà xe là may mắn. Cơ mà hoàn hảo quá chỉ có phim mà thôi!

Mất khá lâu tôi mới cân bằng lại được cảm xúc. Mẹ giới thiệu cho tôi một người khác, là con trai bạn cũ bố mẹ. Anh chàng “đổ” tôi ngay lần đầu gặp mặt, rồi tỏ tình chỉ sau 1 buổi hẹn cafe. Cái gì anh ta cũng gấp vội, yêu chưa được 2 ngày đã tính chuyện đặt tên cho con! Nhưng đáng sợ hơn là tôi đi đâu anh ta cũng kiểm soát, lấy lý do “yêu đương thì phải biết mọi thứ về nhau”. Tôi cũng ráng chịu đựng yêu cho đỡ ế. Đến lúc anh ta rình rập suốt ở ngoài khu trọ thì tôi quyết định phải chấm dứt ngay và luôn.

Mấy tháng sau anh ta vẫn làm phiền tôi dai như đỉa. Tôi sợ hãi đến mức phải nhờ mẹ qua nhà anh ta nói chuyện, phụ huynh khuyên giải đủ điều thì tôi mới trở lại được cuộc sống yên bình.

Sau đó ít lâu vì cô đơn nên tôi lại chọn sai đối tượng. Suýt nữa tôi đính hôn với cậu bạn cùng lớp cấp 3. Chúng tôi yêu nhau lặng lẽ không khoe, 2 năm sau cậu ấy mới ngỏ lời đưa tôi về ra mắt. Ngay trong bữa cơm lần đầu gặp mặt, cậu ấy đã nói với bố mẹ rằng muốn cưới tôi ngay. Ai cũng choáng cũng sốc. Riêng tôi thì sợ hãi đến mức xin phép trở về thành phố luôn. Tôi không rõ tại sao mình lại sợ thế. Và kết cục cậu bạn tự ái nên chia tay.

Bề ngoài tôi là một cô gái hướng ngoại, lúc nào cũng vui vẻ cười tươi. Mọi người nghĩ tôi lạc quan tràn đầy năng lượng sống. Dù chuyện gì tồi tệ xảy ra tôi cũng chẳng hề tiêu cực tí nào. Cơ mà đâu ai biết để khiến mình cười nhiều như thế, đằng sau đó là cõi lòng chằng chịt vết vá khâu.

Tôi cũng từng một lần nghĩ đến chuyện dại dột. Vì thất tình khi còn quá non dại nên tôi định nhắn tin cho bố mẹ xong sẽ kết thúc tất cả luôn. Nhưng ngờ đâu bố gọi điện ngay lập tức, dùng trọn vẹn tình thương và sự ấm áp để động viên con gái. Bố không hề chửi bới hay trách mắng gì cả. Chỉ nói 1 câu khiến tôi nhớ mãi đến bây giờ: “Hạnh phúc của con là do con quyết định, bố mẹ không bao giờ gây áp lực gì đâu”.

Quả thực bố mẹ tôi rất tuyệt vời và tâm lý. Mặc cho mọi người xung quanh suốt ngày tò mò hỏi, còn “cà khịa” so sánh rằng hàng xóm có con đàn cháu đống rồi mà 55 tuổi vẫn chưa có cháu bế, bố mẹ tôi cũng kệ hết. Còn khoẻ mạnh nên bố mẹ vẫn chăm làm việc, chẳng có thời gian soi mói hay suy diễn linh tinh. Mẹ bảo tôi cứ sống theo như mình muốn, bà không mong đứa con quý giá bị gả nhầm chồng.

Nhưng gia đình tâm lý là một chuyện, cứ Tết đến tôi lại chán vô cùng! Ví dụ như mùa xuân năm nay chẳng hạn. Chưa đi đâu chúc Tết phát nào mà tôi đã phải nghe không dưới trăm lần câu nói kiểu “Ô sao cháu vẫn mãi chưa lấy chồng?”.

Ám ảnh nhất là đã rón rén về nhà trên chuyến xe tối 26 Tết để tránh dàn “camera chạy bằng cơm” mà hôm sau tôi vẫn không thoát nổi. Vừa dậy sớm còng lưng ra rửa sân cho bố, tôi hốt hoảng với tiếng bác hàng xóm gào lên: "Bao giờ mày lấy chồng thế cháu?”.

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022