Đằng sau những bộ cánh xa hoa, một chiếc túi đắt đỏ hay một bề ngoài lộng lẫy của giới thượng lưu là hàng loạt sự nằm xuống của vô số động vật. Nếu bạn xem thời trang là một mỹ từ, thì sự thật đằng sau có món đồ đẳng cấp được ca ngợi lại tàn khốc đến mức phải rùng mình.
Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Cơ quan bảo tồn động vật hoang dã TRAFFIC, mỗi năm có khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu con cá sấu, cá voi, cá heo, cá mập, lươn, rùa và các loài động vật khác bị giết hại để lấy da, xương, sừng, ngà, vẩy, lông và các bộ phận khác để sản xuất ra các sản phẩm thời trang. Số lượng này, còn phụ thuộc vào vi phạm địa lý.
Do đó, để phản kháng lại hành động dã man của ngành công ngiệp thời trang đối với động vật, vào năm 2021, Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) đã tung ra “cửa hàng” online có tên Urban Outraged có các mặt hàng thời trang được làm "bộ phận của con người”.
Dòng trạng thái đầy mỉa mai của PETA được đăng tải trên Twitter như sau: "Đồ da của Urban Outraged có thể khiến ai đó phải trả giá bằng một cánh tay và một cái chân, nhưng ít nhất đó không phải là bạn".
Đây chỉ là một cửa hàng giả mạo được PETA tạo ra với mục đích lan truyền thông điệp đến các nhãn hàng thời trang, các nhà thiết kế đại tài rằng: "Tất cả chúng ta đều là những sinh vật có cảm xúc, trí thông minh và khát khao được sống", đồng thời hãy ngừng hành động bán làn da của bất kỳ ai được sinh ra kể cả động vật.
Nếu để ý kỹ, những gương mặt của con người xuất hiện trên chiếc váy hay mẫu da ngực của đàn ông tạo thành chiếc túi từ Urban Outraged.Thậm chí, để khởi chạy cho chiến dịch này, PETA còn cung cấp một đoạn video mang nhiều hình ảnh nhạy cảm khắc hoạ rõ sự man rợ của con người dành cho động vật trước khi biến chúng trở thành một món đồ thời trang mà bạn luôn "ca tụng".
Không chỉ có PETA, những cuộc biểu tình khác cũng được trỗi dậy thường xuyên tại các Tuần lễ thời trang lớn như Tuần lễ thời trang New York, London Fashion Week, Paris Fashion Week và Milan Fashion Week. Các khách mời thường xuyên bị tấn công "ngôn từ" khi diện lông thú bước đến sự kiện, đám đông la hét như muốn xé toang chiếc áo của họ: "Thật nhục nhã".
Cuộc biểu tình tiêu biểu nhất là "Fur Free Friday" được tổ chức hàng năm bởi các tổ chức bảo vệ động vật nhằm thúc đẩy việc chấm dứt việc sử dụng lông thú trong ngành thời trang. Những người tham gia biểu tình sẽ thường diện áo khoác, áo phao được viết thêm dòng chữ "No Fur" (Nói không với lông thú) hay "I'd Rather Go Naked Than Wear Fur" (Tôi chọn trần truồng còn hơn là mặc lông thú). Các cuộc náo loạn, biểu tình dữ dội của các nhà bảo vệ động vật gây tác động lớn đến việc sử dụng lông hay da thú của những thương hiệu xa xỉ như Gucci, Buberry và Versace.
Theo đó, những năm gần đây, nhiều nhãn hàng thời trang đã dần "say no" với việc sử dụng động vật để chế tác thành vật phẩm kinh doanh. Họ chuyển sang sử dụng da "thuần chay" như vật liệu sinh học, trái cây, rượu vang, dù điều này tốn nhiều thời gian để cung cấp đủ số lượng cho nhiều thương hiệu nhưng bù lại ít gây phẫn nộ dư luận, bảo vệ môi trường và không để đổ thêm một giọt máu nào cũng các sinh vật vô tội.
Để có thể duy trì được lý tưởng cao đẹp này không phải ngày một ngày hai, nhiều cổ máy tỷ đô buộc phải cân bằng được các yếu tố về chất lượng, số lượng, và kể cả mức độ sang chảnh khi đưa về tay khách hàng.
Con người có quyền được sống và đẹp, được quyền chi tiền cho những vật phẩm hạng sang phô trương vẻ bề ngoài của mình. Còn động vật chỉ sở hữu một quyền duy nhất đó chính là được sống, không có gì thêm. Để tạo ra các món ăn cho con người, hàng loạt động vật đã bị giết hại vẫn chưa đủ thoã mãn? Cái chết của chúng còn phải được nhân gấp bao nhiêu nữa để phục vụ cho cái quyền đẹp đẽ của loài người?
Xem thêm: Á hậu 2 Miss Universe diện lại outfit từng gây viral khắp cõi mạng nhưng lại khiến netizen 'cụt hứng'