Xét nghiệm kháng thể sởi là gì và được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm kháng thể sởi là phương pháp kiểm tra huyết thanh để xác định sự hiện diện của kháng thể IgG và IgM đặc hiệu với virus sởi trong máu. Kháng thể IgM thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, trong khi IgG cho thấy miễn dịch lâu dài, có thể do tiêm vắc xin hoặc từng mắc bệnh. Nói một cách dễ hiểu, xét nghiệm kháng thể sởi giúp bạn phát hiện cơ thể mình có miễn dịch với sởi hay chưa, đã tiêm vắc xin sởi chưa và mức độ miễn dịch với bệnh.

1a-1746441382588741894465-1746489406982-1746489407096343385030.jpg

Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ, xét nghiệm IgM không phù hợp để đánh giá tình trạng miễn dịch. Thay vào đó, xét nghiệm IgG được sử dụng để xác định khả năng miễn dịch đối với sởi. Quy trình xét nghiệm bao gồm việc lấy mẫu máu và phân tích trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp ELISA hoặc các kỹ thuật tương tự để phát hiện kháng thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng công nhận ELISA là phương pháp tiêu chuẩn để xác định kháng thể IgG đặc hiệu với sởi.

  • dep-17463443429141962638737-20-0-432-660-crop-17464025375981349182395.jpg

    Ngoài chống già, kem chống nắng đang làm rất tốt 2 việc, xứng đáng "vật bất ly thân" giúp chị em trẻ khỏe thật lâu

Thông thường, kết quả xét nghiệm kháng thể sởi có thể có sau 1–3 ngày làm việc, tùy thuộc vào cơ sở y tế và loại xét nghiệm sử dụng. Một số phòng xét nghiệm lớn có thể trả kết quả trong ngày nếu làm nhanh (xét nghiệm nhanh định tính), nhưng đa số mất ít nhất 24 giờ đối với xét nghiệm định lượng bằng ELISA.

Khi nào cần xét nghiệm kháng thể sởi?

Không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm kháng thể sởi trước hoặc sau khi tiêm vắc xin. Theo CDC Hoa Kỳ và Liên minh vắc xin toàn cầu GAVI, xét nghiệm này thường chỉ cần thiết trong một số trường hợp cụ thể như:

- Không rõ lịch sử tiêm chủng hoặc mắc bệnh sởi: Nếu bạn không nhớ mình đã từng tiêm vắc xin sởi hay đã mắc bệnh sởi, xét nghiệm kháng thể có thể giúp xác định tình trạng miễn dịch hiện tại.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai: Việc xác định miễn dịch sởi là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không tiêm vắc xin sởi khi đang mang thai và phải tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

- Nhân viên y tế hoặc người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao: Những người này cần đảm bảo mình có miễn dịch để tránh lây nhiễm và lây lan bệnh trong cộng đồng.

1d-17464417673841963230879-1746489407938-1746489408046450978161.jpg

Ảnh minh họa

- Người di chuyển giữa nhiều quốc gia hoặc chuẩn bị đi đến khu vực có dịch sởi: Xét nghiệm kháng thể giúp xác định bạn có cần tiêm phòng vắc xin sởi bổ sung trước khi đi hay không.

- Người đã tiêm sởi quá lâu (ít nhất 10 năm) và có nhu cầu tiêm nhắc: Có thể làm xét nghiệm kháng thể sởi để quyết định xem cần tiêm không. Nhất là người đang trong vùng dịch.

Ngoài ra, còn có một số lưu ý trước và sau khi làm xét nghiệm kháng thể sởi. Ví dụ như bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy máu để xét nghiệm này. Nhưng cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Sau khi lấy máu, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí kim chích, nhưng điều này thường không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi. Nếu muốn biết mình hay người thân có cần làm xét nghiệm kháng thể sởi hay không, tốt nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.

Nguồn tổng hợp: CDC Hoa Kỳ, BVĐK Vinmec, GAVI

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022