Tháng 5/2022, bệnh nhân K. (sinh năm 1993) được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TPHCM) trong tình trạng hôn mê, không có phản xạ, đồng tử co sau khi uống 80 viên thuốc an thần.

K. có tiền sử trầm cảm từ khi học cấp 2. Khi lớn lên, K. học rất giỏi, đặc biệt là tiếng Anh, tốt nghiệp đại học tại TPHCM và vẫn duy trì điều trị trầm cảm. K. từng tự tử bằng cách cắt tay nhưng không thành.

Chia sẻ với cha, K. băn khoăn nhất là không tìm được việc làm vì đơn vị tuyển dụng thấy vết rạch tay, nghĩ K. dùng ma túy, nghiện ngập. Tâm lý bi quan ngày càng lớn. Đỉnh điểm là trong đợt dịch Covid-19, K. ngưng uống thuốc trầm cảm và khẳng định "Con đã hết bệnh".

Đến ngày 28/4, K. mua 4 hộp thuốc an thần trên mạng để tự tử. Khi được phát hiện, bệnh nhân không chịu đi bệnh viện. Khoảng 1 tiếng sau, thuốc ngấm, K. vật vã, kích thích, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

-3-ngay-tai-benh-vien-le-van-thinh-ead50bfc821349ba91689ab9b8f47457-1688695934081407852706-1688708986916-16887089879481043182328-1688814340488-1688814341557810530097.jpeg

Bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Thị Hải Đan cho biết, trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 15%-17% dân số và có tỷ lệ nguy cơ tự tử cao, khoảng 15%. Người bệnh trầm cảm có thể có những suy nghĩ tự tử khác nhau, từ những ý nghĩ thoáng qua đến những kế hoạch cụ thể và nghiêm túc.

Một số dấu hiệu có thể cho thấy người bệnh trầm cảm muốn tự tử

Thể hiện sự tuyệt vọng, vô vọng, không có mục đích sống, viết thư tuyệt mệnh hoặc để lại những lời nhắn cuối cùng.

Nói về cái chết, tự sát hoặc tìm cách gây hại cho bản thân hoặc người khác.

Có những hành vi nguy hiểm, liều lĩnh hoặc bất thường như lái xe quá tốc độ, uống rượu quá mức hoặc sử dụng chất gây nghiện.

picture1-16886948130231149978172-1688708988578-1688708988656865506848-1688814342228-16888143423781242880154.png

Rút lui khỏi gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động xã hội trước đây.

Có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực, như cảm giác tội lỗi, xấu hổ, bất lực hoặc không xứng đáng.

Có những thay đổi trong thói quen ăn uống, ngủ hoặc chăm sóc bản thân; Trao đổi hoặc tặng đi những vật dụng quan trọng hoặc có ý nghĩa.

Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu này ở người bệnh trầm cảm, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế hoặc tổ chức hỗ trợ để được tư vấn và can thiệp kịp thời. Tự tử là một hiện tượng phức tạp và đa chiều, có thể được phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm và chăm sóc thích hợp.

Làm thế nào khi phát hiện người dùng thuốc ngủ tự tử?

Một trong những phương thức dễ quan sát thấy nhất ở người trầm cảm khi có ý định tự tử là lạm dụng thuốc ngủ dẫn đến ngộ độc.

Ngộ độc thuốc ngủ là tình trạng cơ thể bị ảnh hưởng bởi quá nhiều thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Các triệu chứng ngộ độc thuốc ngủ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng.

picture2-16886948130572039912249-1688708989289-16887089893971407623760-1688814343124-1688814343256705750752.png

Một số triệu chứng thường gặp:

- Ngủ say, lơ mơ, hôn mê

- Thở khó, khò khè, suy hô hấp

- Đồng tử co hoặc giãn

- Nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp thấp

- Vã mồ hôi, tăng thân nhiệt

- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy

- Kích động, loạn thần, co giật

Nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu ngộ độc thuốc ngủ, cần gọi cấp cứu và xử trí sơ cứu như sau:

Đưa người bệnh đến nơi thông thoáng, nằm nghiêng an toàn

Nếu người bệnh còn tỉnh táo và uống thuốc trong vòng 3 giờ, có thể gây nôn bằng cách cho uống nước và kích thích hầu họng

Nếu người bệnh bị suy hô hấp, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực Nếu có thể, xác định loại và liều lượng thuốc ngủ đã dùng để báo cho bác sĩ

Ngộ độc thuốc ngủ là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong. Do đó, không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc ngủ mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Hãy trân trọng cuộc sống của chính bạn!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022