Lá chanh là lá của cây chanh, được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn của người Việt. Chúng được dùng dưới dạng lá tươi hoặc khô giúp hương vị món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, lá chanh còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền bởi dược tính mà nó mang lại.

Theo Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Ngoài những công dụng trên, loại lá này còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như sau:

1. Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu cho thấy lá chanh có thể góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường. Theo đó, loại lá này chứa hợp chất flavonoid, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Không những thế, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng các hợp chất trong lá chanh có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate - nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu tăng dần sau bữa ăn. Do đó, lá chanh có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

meo-dung-la-chanh-trong-nau-an-6760x506-1714396721456-17143967217401863253842-1714439901531-17144399023631778236316.jpg

2. Giảm huyết áp, tốt cho tim mạch

Lá chanh rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá chanh có chứa flavonoid và các hợp chất khác có thể giúp thư giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu, góp phần làm giảm huyết áp. Loại lá này cũng có tác dụng giảm viêm, giúp làm chậm quá trình xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

  • photo-1-1713928938243247539982-1714101747166-17141017479301554735132-267-0-620-564-crop-17141018415061896470513.jpg

    Loại trái cây mùa hè có vị ngọt đậm nhưng lại giúp hạ đường huyết, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa ung thư

Chưa hết, các chất chống oxy hóa trong lá chanh như flavonoid và axit phenolic cũng giúp bảo vệ hệ thống tim mạch khỏi stress oxy hóa và tổn thương do các gốc tự do gây ra nên còn có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tim hiệu quả.

3. Bảo vệ sức khỏe làn da

Chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và terpenoid trong lá chanh có tác dụng giúp trung hòa các gốc tự do và giảm stress oxy hóa gây tổn thương da, lão hóa sớm và các vấn đề về da khác nhau như nếp nhăn, vết chân chim và đốm đồi mồi. Do đó, đây còn được coi là “thần dược” cho làn da mà nhiều người chưa biết. Bạn có thể tìm các sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất từ lá chanh hoặc tinh dầu để cải thiện tình trạng làn da của mình.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Lá chanh có chứa các hợp chất có thể kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, từ đó hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, lá chanh có đặc tính tống hơi, giúp giảm khí và đầy hơi bằng cách thúc đẩy quá trình trục xuất khí, dưỡng ruột và cải thiện chức năng tổng thể của đường ruột. Loại lá này cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn đường ruột nên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

chanh-thai-1714396791277-17143967917602103058843-1714439903321-17144399038611315286250.jpg

 5. Giúp giảm căng thẳng

Lá chanh cũng là một nguyên liệu giúp giảm stress hiệu quả. Theo đó, hương thơm của loại lá này giúp kích thích hệ thống khứu giác, được kết nối trực tiếp với hệ thống viền của não, từ đó kích hoạt giải phóng các hóa chất tạo cảm giác dễ chịu như serotonin và endorphin, có thể làm giảm mức độ căng thẳng và lo lắng.

6. Làm mát gan

Theo Đông y, lá chanh là một trong những loại lá có tác dụng bình gan, mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Theo đó, lá chanh có chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa, giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.

Một bài thuốc làm mát gan phổ biến là: Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày sẽ giúp giải nhiệt và bình gan hiệu quả.

(Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022