Trước khi bước vào 1 cuộc phẫu thuật, ai cũng có tâm lý phải tẩm bổ thật nhiều để tránh mất sức và giúp cơ thể nhanh hồi phục. 

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là các bác sĩ lại yêu cầu bệnh nhân phải nhịn đói trước khi mổ, liệu điều này có xuất phát từ những quy tắc quá khắt khe trong bệnh viện, hay nhằm với mục đích nào đó mà chúng ta chưa biết tới?

Tại sao bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước khi bước vào phòng phẫu thuật?

Hóa ra yêu cầu nhịn ăn trước khi phẫu thuật là để giảm thiểu nguy cơ nôn ói. Từ đó tránh nguy cơ hít phải chất nôn, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở.

Thống kê của Hiệp hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ (ASA), viêm phổi do hít phải chất nôn từ dạ dày là một trong những biến chứng hiếm gặp. Nó chiếm tỉ lệ 1,1/10.000 bệnh nhân người lớn và 1,3/10.000 bệnh nhân trẻ em nhưng để lại hậu quả nặng nề: Viêm phổi, xơ phổi, tắc nghẽn phổi mà hậu quả 57% trong số đó dẫn đến cái chết, 15% có những thương tổn phổi vĩnh viễn không hồi phục.

Vì vậy, trước mỗi cuộc mổ dù ngắn hay dài, dù gây mê toàn thân hay gây tê vùng, gây tê tại chỗ, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các quy định về nhịn ăn, uống để tránh xảy ra các biến chứng nặng nề làm tổn hại đến sức khỏe và tiền bạc của bản thân.

Cụ thể như sau: 

Trong mọi ca phẫu thuật, gây mê hoặc gây tê là bước không thể thiếu, nhằm giảm đau, giảm căng thẳng và giúp bệnh nhân không cảm nhận được những tác động từ quá trình mổ.

Trong các cuộc phẫu thuật dài, bác sĩ thường sử dụng thuốc giảm đau nhóm á phiện (morphin) gây ức chế hô hấp. Vì vậy, đường thở của bệnh nhân sẽ được kiểm soát bằng ống nội khí quản hoặc mask thanh quản.

Trong quá trình đặt ống thở, các phản xạ vùng hầu họng dễ bị kích thích, gây nôn. Nếu dạ dày chứa thức ăn, bệnh nhân có nguy cơ hít phải chất nôn, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở.

phau-thuat-137552431-17325273458792022958559.jpg

Hình minh họa.

Đối với các ca mổ liên quan đến đường tiêu hóa, nếu không làm sạch ruột hoặc nhịn ăn theo đúng hướng dẫn, nguy cơ dò thức ăn vào phẫu trường tăng cao, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng sau phẫu thuật.

Một số thuốc mê hoặc thuốc tê có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, tụt huyết áp, và lạnh run. Thậm chí, phản ứng dị ứng với kháng sinh cũng có thể xảy ra. Nhịn ăn trước mổ giúp giảm nguy cơ nôn ói trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ gây mê cũng sẽ có kế hoạch sử dụng thuốc phòng chống nôn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

nhin-an-truoc-phau-thuat-1732589729788444088410.jpg

Nhịn ăn trước khi phẫu thuật cũng có thể giảm nguy cơ bí tiểu, liệt ruột sau phẫu thuật. Các chất giảm đau nhóm morphin không chỉ gây ức chế hô hấp mà còn ảnh hưởng đến chức năng đường ruột và bàng quang, dẫn đến bí tiểu hoặc liệt ruột tạm thời. Nhịn ăn uống đúng cách trước phẫu thuật giúp giảm thiểu các tác động này.

Cần nhịn ăn bao lâu trước khi phẫu thuật?

photo-1732591563452-17325915637581374969507.jpeg

Theo Hiệp hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ (ASA), thời gian nhịn ăn uống cần thiết trước phẫu thuật sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm hoặc đồ uống tiêu thụ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những người khỏe mạnh, phân loại ASA I và II, thời gian nhịn ăn tiêu chuẩn được quy định như sau:

- Nhịn ăn thức ăn đặc và sữa công thức: Ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật. 

- Nhịn uống sữa mẹ: Ít nhất 4 giờ trước phẫu thuật. 

- Nhịn uống nước lọc: Ít nhất 2 giờ trước phẫu thuật.

Các trường hợp đặc biệt yêu cầu nhịn ăn lâu hơn

photo-1732591549561-17325915498312027578648.jpeg

Một số bệnh lý hoặc tình trạng có thể khiến dạ dày chậm tiêu hóa hơn, đòi hỏi thời gian nhịn ăn kéo dài hơn (6-8 giờ hoặc hơn). 

Các trường hợp này bao gồm:

  • ban-sao-cua-hong-va-mau-kem-hinh-minh-hoa-canvas-the-khoa-hoc-17319875130711913524159-0-67-456-797-crop-17319875212121747470231.png

    Lần nào chụp X-quang BS cũng yêu cầu cởi bỏ áo ngực, cuối cùng tôi cũng biết lý do xuất phát từ 2 "bí mật"

- Bệnh rối loạn thực quản trào ngược không kiểm soát. 

- Thoát vị hoặc túi thừa Zenker. 

- Hẹp môn vị trước phẫu thuật dạ dày. 

- Liệt dạ dày hoặc bệnh tiểu đường thể trung gian. 

- Sử dụng thuốc phiện, thai kỳ hoặc tình trạng béo phì.

Nhịn ăn đúng thời gian không chỉ đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật mà còn giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hít sặc chất từ dạ dày, từ đó cải thiện tỷ lệ thành công và hồi phục sau mổ. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của chính bệnh nhân.

(Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022