GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ cho biết vừa cấp cứu thành công trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
Được biết, nam bệnh nhân (60 tuổi, ở Phú Thọ) có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội. Bác sĩ nhận định đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm của tim mạch.
Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm. Ảnh: BVCC
Qua thăm khám và thực hiện chụp mạch vành qua da, bác sĩ xác định bệnh nhân bị tổn thương nặng cả 3 thân động mạch vành, trong đó nhánh LCx là "thủ phạm" chính gây nhồi máu cơ tim cấp trong đợt này.
Quy trình nong bóng và đặt stent phủ đã được tiến hành khẩn trương và chính xác, giúp mở lại dòng máu qua nhánh LCx, khôi phục sự tưới máu cho tim. Stent được đặt thành công, bao phủ toàn bộ vùng tổn thương, đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị.
Sau can thiệp bệnh nhân các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định. Bệnh nhân được chuyển về khoa Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị phục hồi, cùng với kế hoạch kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Bác sĩ cho biết, nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Dấu hiệu người bị nhồi máu cơ tim
Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như biểu hiện ở các bộ phim là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Thậm chí, những người nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra.
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực.
Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.
Ảnh minh họa
Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim?
- Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
- Những người trước đó đã bị nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại.
- Những người có tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
- Những người bị đái tháo đường nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn.
- Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.
GĐXH - Người phụ nữ phát hiện u xơ tử cung sau hàng loạt dấu hiệu gây khó chịu như: Đau tức vùng hạ vị, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, thỉnh thoảng có táo bón...
GĐXH - Mắc ung thư tuyến giáp ở tuổi 61, nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy uống để trị bệnh nhưng bị ngộ độc và phải nhập viện ngay sau đó.
GĐXH - Người đàn ông này có tiền sử đái tháo đường nhưng bỏ dùng thuốc 10 ngày nay. Gia đình phát hiện bệnh nhân lơ mơ, nói nhảm nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.