GĐXH - Tập thể dục, vận động nhiều và ăn ít lại là nguyên tắc cơ bản để giảm cân. Tuy nhiên nếu áp dụng một thời gian mà không hiệu quả, bạn hãy nên chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.
Bệnh tiểu đường được cảnh báo là “kẻ giết người thầm lặng” nguy hiểm đứng thứ 3 trên thế giới. Căn bệnh này đã và đang cướp đi hàng trăm triệu sinh mạng trên thế giới và khiến nhiều gia đình sống trong cảnh cực khổ do các biến chứng tiểu đường gây ra.
Nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường chỉ gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hóa.
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù là căn bệnh không thể chữa khỏi, nhưng nếu có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Người bệnh tiểu đường vẫn sống khỏe mạnh như những người khác. Hơn nữa, đây cũng là loại bệnh có thể phòng tránh nếu bạn có chế độ dinh dưỡng, ăn uống và tập luyện giữ gìn sức khỏe hợp lý.
Ảnh minh họa
7 thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ai cũng nên tránh
Ăn uống thất thường
Nhiều người có thói quen thức khuya và dậy muộn, vì thế không có giờ ăn cố định như thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn các bữa không đúng giờ. Việc duy trì tình trạng ăn uống như vậy trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị rối loạn trao đổi chất, insulin thiếu ổn đinh, dẫn đến bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hoá và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Các loại bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt có gây nên tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào chỉ số GI của loại thực phẩm đó. (Glycaemic Index- là chỉ số đo tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường.) Tuy nhiên hầu hết những loại thực phẩm ngọt đều thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thuộc nhóm trung bình hoặc cao, và chứa những loại đường không tốt cho sức khỏe, hàm lượng acid béo và cholesterol cao. Vì thế nên ăn ít đồ ngọt để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh là đồ ăn có chữa nhiều chất béo bão hòa làm tăng axit béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, lượng đường insulin trong máu vẫn bình thường hoặc tăng nhẹ nhưng lượng đường huyết trong máu lại ở tình trạng cao.
Lạm dụng đồ uống có ga
Tiêu thụ nước ngọt có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, sau đó thường tiến triển đến trục trặc về chuyển hóa đường cũng như năng lượng. Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard chỉ ra rằng uống từ một đến hai lon đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%.
Uống ít nước
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày có rất nhiều lợi ích. Một trong số đó là bạn cắt giảm nguy cơ mắc bệnh đường huyết cao. Việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm được 21% nguy cơ tăng đường huyết. Nước rất quan trọng đối với các chức năng của gan và thận để thải các chất độc ra ngoài. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, nó sẽ không thể hoạt động tốt. Kết quả là lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên.
Lười vận động
Khoa học chứng minh rằng thói quen lười vận động sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gia tăng. Khi cơ thể được cung cấp quá nhiều dinh dưỡng mà không vận động, đốt cháy dinh dưỡng, tác động tới tuyến tụy và gây áp lực, ép tuyến tụy phải sản xuất insulin trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin, gây nên bệnh tiểu đường.
Thường xuyên thức khuya
Những người thức khuya sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người đi ngủ sớm, ngay cả khi đã ngủ đủ 7-8 giờ/ngày. Người ngủ muộn sẽ có chất lượng ngủ thấp hơn, phá vỡ sự trao đổi chất và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, khi thức khuya, nhiều người thường tìm đến những thói quen không tốt cho sức khỏe như: hút thuốc, không tập thể dục, ăn muộn... làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, xu hướng tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo như: TV, màn hình điện thoại... có thể làm giảm độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu.
7 bộ phận trên cơ thể dễ bị tổn thương vì biến chứng tiểu đường
Ảnh minh họa
Bệnh răng miệng
Người tiểu đường dễ nhiễm trùng trong miệng dẫn đến bệnh nướu răng, tưa miệng, các vết loét trắng gây đau. Lượng đường trong máu cao không kiểm soát làm tăng nguy cơ sâu răng, mảng bám răng.
Bệnh về mắt
Tiểu đường có thể dẫn đến tăng nhãn áp (tăng áp lực trong mắt), đục thủy tinh thể. Bệnh tác động đến các mạch máu ở võng mạc phía sau mắt tạo nên võng mạc tiểu đường.
Tổn thương dây thần kinh
Dây thần kinh ở cánh tay, chân, bàn chân, bàn tay dễ tổn thương do triệu chứng tiểu đường. Người bệnh thường có cảm giác ngứa ran, tê, nhạy cảm hoặc đau. Đây là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, thường xảy ra ở người tiểu đường béo phì, không kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
Bệnh về da
Biến chứng của bệnh này có thể khiến da dễ ngứa, lớp da mỏng hơn, có dày sừng, xuất hiện mảng có vảy, đổi màu...
Ảnh hưởng đến chân
Đường huyết tăng, hạ bất thường làm tổn thương dây thần kinh bàn chân, ngón chân. Người bệnh dễ nhiễm trùng, máu ở bàn chân khó lưu thông, có thể phải cắt bỏ chân nếu biến chứng tiểu đường nặng.
Bệnh tim
Tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu, buộc tim làm việc nhiều hơn, kéo theo hệ lụy như tăng cân, huyết áp cao, cholesterol cao.
Bệnh thận
Thận có nhiều mạch máu nhỏ giúp lọc chất thải. Đường huyết tăng khiến thận làm việc quá sức, theo thời gian có thể gặp vấn đề.
Để phòng biến chứng, người vừa phát hiện bệnh nên có lối sống khoa học, tăng cường tập thể dục, kiểm tra huyết áp và cholesterol, không hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá thụ động...