thumb-benh-do-lanh-16699715644951201717212-1669971579531672348845-12-0-365-565-crop-1669971595002671144431.jpg6 bệnh phổ biến khi trời lạnh, ai cũng nên biết để tránh

GiadinhNet - Trời lạnh, cơ thể rất dễ bị hạ thân nhiệt, sức đề kháng giảm… những người thể trạng yếu, chưa kịp thích nghi thời tiết rất dễ bị nhiễm bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vào mùa thu - đông, những người bị bệnh liên quan đến khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  Nhất là những người bệnh khớp liên quan đến vùng cột sống, khớp tay, chậu hông, háng, đầu gối... thường rất mệt mỏi, đau nhức khi trời trở lạnh.

Nguyên nhân là vì vào mùa đông, những thay đổi đột ngột như nhiệt độ hạ thấp, áp suất giảm và độ ẩm tăng cao sẽ khiến gân, cơ và mô xung quanh các khớp giãn nở, gia tăng áp lực lên khớp. Bên cạnh đó, thời tiết lạnh làm giảm tuần hoàn máu đến các khớp và làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể đau bên trong cơ thể. Tất cả điều này cộng hưởng lại gây ra cảm giác đau nhức dữ dội hơn ở 4 vị trí khớp xương như: Cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp bàn chân.

dau-khop-167013479704462941457.jpg

Ảnh minh họa

Làm gì để đối phó với đau khớp mùa lạnh

Uống đủ nước

Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương, bên cạnh đó nước còn giúp máu lưu thông tốt để nuôi các mô sụn. Tuy nhiên, vào mùa đông hầu hết mọi người "lười" uống nước khiến bệnh xương khớp thường gia tăng thời điểm này. Do đó, cần tích cực bổ sung nước vào cơ thể để ngăn ngừa đau khớp trong mùa lạnh

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để hạn chế tình trạng viêm, người mắc đau khớp cần ăn các thực phẩm giàu axit béo omega 3, các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C, vitamin D nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự mất sụn và giảm đau ở người già hiệu quả.

Người cao tuổi, nhất là người yếu khi gặp thời tiết thay đổi đã không thích ứng kịp thì rất dễ dẫn đến tai biến, tử vong. Đặc biệt là những người có tiền sử cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, hen suyễn,… để giúp nuôi dưỡng sụn và bôi trơn các khớp xương ở người già thì có thể bổ sung thêm các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin,…

Giữ ấm cho cơ thể và các khớp

Mặc đủ ấm, mang vớ, quàng khăn, đội mũ và đi giày cẩn thận để giữ ấm cơ thể. Những ngày nhiệt độ giảm sâu, nên trang bị thêm tấm sưởi hoặc chăn điện khi ngủ. Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng cũng là giải pháp lý tưởng để nới lỏng các bó cơ, giúp xoa dịu cơn đau.

Rèn luyện xương khớp

Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường sợ đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng. Tuy nhiên, thực chất, khi bị khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.

Bạn có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể masage, dùng phương pháp trị liệu. Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng như: Bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, Yoga… Điều này rất hữu ích không chỉ cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe, mang lại sự sảng khoái về tinh thần và làm việc có hiệu quả hơn.

dau-uot-16699679091571964582574-0-0-412-660-crop-16699679497621320546674.jpgTrời lạnh, lưu ý 6 thời điểm trong ngày không nên gội đầu vì rất dễ ốm sốt

GiadinhNet - Gội đầu khi trời lạnh, bạn dễ phải đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ trong và sau khi gội. Điều đó dễ dẫn đến cảm lạnh, trúng gió, méo miệng, đột quỵ…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022