Triệu chứng

Đổ mồ hôi quá mức thường xảy ra trên khắp cơ thể. Tình trạng này có thể khiến quần áo của trẻ bị ướt. Trong khi đó, đổ mồ hôi quá mức cục bộ chỉ xảy ra ở một vùng, chẳng hạn như ở nách hoặc mặt và cổ.

Tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis) nguyên phát là một tình trạng độc lập không liên quan đến các vấn đề y tế khác. Với loại này, mồ hôi chỉ xuất hiện ở nách, lòng bàn tay và bàn chân.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xảy ra như một triệu chứng của tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp. Toàn bộ cơ thể sẽ đổ mồ hôi quá nhiều, thay vì một khu vực cụ thể.

Đổ mồ hôi quá nhiều ở trẻ sơ sinh và thiếu niên là tình trạng khá phổ biến. Những trẻ này thường đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc nách. Khuôn mặt của trẻ cũng có thể đổ mồ hôi quá nhiều.

Trẻ nhỏ thường không ra nhiều mồ hôi. Nếu trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao, thì việc trẻ đổ mồ hôi là hoàn toàn bình thường. Do đó, cha mẹ có thể biết được liệu con mình có gặp tình trạng đổ mồ hôi quá mức hay không, dựa vào những yếu tố trên.

Nếu nhận thấy mặt và cánh tay của trẻ đổ mồ hôi ngay cả trong môi trường thoải mái, nhẹ nhàng hoặc chúng thường xuyên đổ mồ hôi và thấm qua quần áo, phụ huynh nên nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này.

Nếu trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi hoặc ở độ tuổi tiểu học đổ mồ hôi nhiều, điều quan trọng là cha mẹ phải hẹn gặp bác sĩ nhi khoa để tham khảo về tình trạng đó.

Các nguyên nhân thường gây đổ mồ hôi quá mức ở trẻ nhỏ có thể theo mức độ từ bình thường đến nghiêm trọng. Một nguyên nhân phổ biến là cha mẹ đang cho con mình mặc quá nhiều quần áo hoặc giữ ngôi nhà quá ấm.

Các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi “bình thường” khác bao gồm lo lắng, sốt hoặc hoạt động thể chất. Với trẻ nhỏ, có lẽ phụ huynh đã quen với lượng mồ hôi đặc trưng khi chúng hoạt động.

tre-tang-tiet-mo-hoi-1-8712-1689502122418-16895021232921423386425.jpg

Các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi gồm lo lắng, sốt hoặc hoạt động thể chất. (Ảnh minh họa: INT)

Không thể bỏ qua

Đổ mồ hôi nhiều có thể do mặc quần áo không phù hợp, hoạt động thể chất cường độ cao hoặc nhiễm trùng. Song, tình trạng này cũng có thể chỉ ra nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường, tuyến giáp, tim mạch hoặc sự xuất hiện của khối u. Điều quan trọng là cha mẹ phải hẹn gặp bác sĩ nhi khoa nếu nhận thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều. Hầu hết các nguyên nhân có thể được điều trị hiệu quả, đặc biệt nếu chẩn đoán kịp thời.

Một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây đổ mồ hôi quá nhiều ở trẻ nhỏ có thể là do nhiễm trùng. Theo các chuyên gia, bất kỳ loại nhiễm trùng nào, dù nhẹ hay nặng, đều có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

Đôi khi đổ mồ hôi là triệu chứng duy nhất của nhiễm trùng cấp độ nhẹ hoặc “âm ỉ”. Tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Một trong những ví dụ cụ thể là bệnh lao. Đây là một bệnh truyền nhiễm của phổi.

Tăng tiết mồ hôi ở trẻ cũng có thể xảy ra do cường giáp. Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây đổ mồ hôi quá nhiều. Đổ mồ hôi có thể là triệu chứng duy nhất, hoặc trẻ cũng có thể bị sụt cân, tim đập nhanh và lo lắng.

Đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Trẻ mắc bệnh tiểu đường cũng có thể khát nước hơn, đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc sụt cân. Mồ hôi của trẻ có thể có mùi axeton (nước tẩy sơn móng tay).

Huyết áp cao cũng là một nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi. Một số loại thuốc có thể gây ra huyết áp cao ở trẻ em. Sự gia tăng huyết áp có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Các rối loạn hiếm gặp, như pheochromocytoma (khối u của tuyến thượng thận) hoặc u nguyên bào thần kinh (khối u não), có thể gây ra tác động tương tự.

Trẻ có vấn đề về tim thường có các triệu chứng khác, kèm theo đổ mồ hôi nhiều. Trẻ dễ mệt mỏi khi bú, thở nhanh, ho thường xuyên và chậm tăng cân.

Tình trạng rối loạn nhịp tim cũng có thể gây đổ mồ hôi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo các chuyên gia, một số loại thuốc theo toa cũng gây đổ mồ hôi toàn thân.

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi khác là rối loạn chuyển hóa và nội tiết tố khác.

Nếu cha mẹ thấy trẻ có vẻ đổ mồ hôi quá nhiều, điều quan trọng là phải đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa.

Đổ mồ hôi nhiều không có nghĩa là trẻ mắc bệnh nghiêm trọng. Bởi, thực tế, không ít trẻ dù ra nhiều mồ hôi nhưng vẫn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, vì chứng tăng tiết mồ hôi có thể là triệu chứng ban đầu của một số tình trạng sức khỏe, nên tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra.

Là một phần của quá trình đánh giá, bác sĩ nhi khoa sẽ xem xét tốc độ tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sau đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận và có thể làm một số xét nghiệm máu cho trẻ.

Khi một đứa trẻ bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, cách tiếp cận là tìm và điều trị nguyên nhân gốc rễ của việc đổ mồ hôi, hơn là chỉ điều trị triệu chứng. Đối với trẻ em bị tăng tiết mồ hôi khu trú, có một số lựa chọn khác nhau, từ các chế phẩm tại chỗ đến thuốc kháng cholinergic cho đến các thủ thuật như điện chuyển ion (iontophoresis) và Botox.

Theo Very well family

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022