Trước đó, người mẹ thay bỉm cho bé tại nhà, thấy bẹn cứng bất thường, được bác sĩ chẩn đoán thoát vị buồng trứng trái, chỉ định cấp cứu.
Ngày 25/3, bác sĩ Nguyễn Văn Long, khoa Ngoại tiêu hóa và tổng hợp, Bệnh viện Sản nhi tỉnh, cho biết thoát vị bẹn ở trẻ gái tuy không gặp nhiều như bé trai, nhưng biến chứng nghẹt đối với buồng trứng rất nguy hiểm, có thể gây vấn đề sinh sản sau này. Ngoài ra, phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh rất phức tạp, cần có sự phối hợp chặt chẽ của bác sĩ gây mê hồi sức trong việc tính toán lượng thuốc, theo dõi trẻ trong suốt cuộc mổ.
Sau hội chẩn, bác sĩ đã giải phóng tổ chức buồng trứng ra khỏi ống bẹn, sau đó bộ phận này phục hồi, hồng hào.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh, không tự hết. Thoát vị bẹn nghẹt cần được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng, bởi trong khoảng 6-12 tiếng, các tạng (ruột, mạc nối, buồng trứng, vòi trứng) bị nghẹt sẽ hoại tử, đe dọa tính mạng bệnh nhân và nguy cơ phải cắt bỏ phần hoại tử. Một số trường hợp có thể tổn thương tinh hoàn do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép.
Thoát vị bẹn biểu hiện bằng một khối phồng vùng bẹn bìu ở bé trai và vùng gần âm môi ở bé gái. Khối phồng này thường to hơn khi bé khóc, rặn đại tiện hay vận động mạnh như chạy nhảy, thể dục. Khi trẻ nghỉ ngơi hay nằm, khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, lúc đó nhìn bé như bình thường. Đa số trẻ nhập viện với tình trạng bứt rứt, quấy khóc kêu đau (trẻ lớn) và bỏ bú, nôn ói (trẻ nhỏ).
Thoát vị bẹn ở trẻ gái là dị tật bẩm sinh, việc chẩn đoán và điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và xử trí sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, người nhà khi phát hiện khối sưng phồng vùng bẹn bé gái không được sờ nắn và đẩy lên vì có thể gây tổn thương buồng trứng.
"Điểm này khác biệt so với thoát vị bẹn ở bé trai", bác sĩ nói.
Minh An