tram-cam-o-tre-vi-thanh-nien-21478154480456385657442-52556836354479396961616-1747121416852-1747121416956441607460.jpg

Hình minh hoạ.

Theo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh), trầm cảm ở trẻ em là một dạng rối loạn tâm lý phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Trái với những cảm giác buồn bã thoáng qua, trầm cảm ở trẻ có thể biểu hiện bằng sự tự ti, khó hòa nhập, rối loạn giấc ngủ, chán ăn hoặc ăn uống quá mức. Trường hợp nặng, trẻ có thể xuất hiện suy nghĩ tiêu cực hoặc hành vi tự làm hại.

  • bs-nguyen-khac-dung-16023555-1745396386108-17453963872021007108154-0-0-450-720-crop-17453965608841788240922.jpg

    Nữ sinh 14 tuổi trầm cảm vì áp lực thi vào 10

Phân loại trầm cảm ở trẻ:

Rối loạn trầm cảm chủ yếu: Hay gặp ở trẻ dậy thì, biểu hiện buồn bã, mất hứng thú, mệt mỏi, khó tập trung, cảm giác vô giá trị.

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp: Xuất hiện ở trẻ từ 6-10 tuổi, với các biểu hiện như cáu gắt, nóng giận vô cớ, có xu hướng làm tổn thương bản thân hoặc người khác.

Rối loạn khí sắc: Biểu hiện bên lâu, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, buồn bã, khó ngu, bi quan.

Nguyên nhân:

Trẻ có thể bị trầm cảm do nhiều yếu tố:

Áp lực học tập: So sánh, kỳ vọng cao đặt lên trẻ dễ khiến trẻ mệt mỏi, bế tắc.

Bạo lực học đường: Trêu chọc, cô lập, bắt nạt để lại tác động tâm lý lâu dài.

Môi trường gia đình: Mâu thuẫn, thiếu quan tâm, thiếu biểu đạt yêu thương.

Biến cố cá nhân: Mất mát người thân, ly hôn, lạm dụng.

Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc trầm cảm tăng nguy cơ trẻ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết:

Buồn bã kéo dài, mất hứng thú.

Khó tập trung, kết quả học tập đi xuống.

Rối loạn giấc ngủ.

Thay đổi thói quen ăn uống.

Cảm giác tự ti, vô dụng, suy nghĩ tiêu cực, hành vi tự làm hại.

Phòng ngừa:

Xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì vận động.

Hướng dẫn trẻ xây dựng quan hệ lành mạnh, tránh môi trường độc hại.

Chọn trường học an toàn, thân thiện.

Cân bằng thời gian học - chơi - nghỉ.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Làm bạn đồng hành cùng con, lắng nghe, chia sẻ mỗi ngày.

Khi trẻ có dấu hiệu kéo dài trên 2 tuần hoặc có xu hướng tự làm hại bản thân, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi hoặc chuyên gia tâm lý.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022