Khi được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bé khó thở nhẹ, đi tiểu ít, nước tiểu màu đỏ, bác sĩ chẩn đoán suy gan, suy thận cấp, biến chứng tiêu cơ vân do ong vò vẽ đốt. Trẻ được bù dịch điện giải và điều trị tích cực.
Ngày 4/11, sức khỏe bé đã ổn định, không còn tiêu cơ vân, chức năng gan, thận trở lại bình thường.
Khoa Hồi sức tích cực- Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trong vòng một tháng qua tiếp nhận nhiều trường hợp bị ong đốt. Phần lớn các bé nhập viện với triệu chứng nhẹ như nổi ban, sưng đau tại chỗ... Một số trường hợp nặng diễn biến suy gan, suy thận, sốc phản vệ, tiêu cơ.
Các bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện trẻ bị ong đốt, cần nhanh chóng di chuyển bé tới khu vực an toàn, tránh bị ong đốt nhiều nốt hơn. Tuyệt đối không được nặn bóp vết ong đốt vì sẽ giải phóng nọc độc của ong.
Trẻ bị ong đốt nhiều nốt, đốt vào các vùng đầu, mặt, cổ, có triệu chứng phù nề lan nhanh, sốt, mệt mỏi, khó thở, tiểu ít hoặc dị ứng, mẩn ngứa, choáng váng, chóng mặt... cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện.
Một số vết ong đốt trên cơ thể bé gái. Ảnh: Hà Nguyệt
Lê Nga