nguoi-ben-tieu-duong-an-hoa-chuoi7-17292466297101388774349-0-0-357-572-crop-17292466450641431043300.jpgLoại hoa rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bị bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Các nhà khoa học chỉ ra rằng, các chất trong hoa chuối có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn...

Người bệnh tiểu đường dùng cây lược vàng có được không?

Cây lược vàng là một loại dược liệu quen thuộc với nhiều người dân Việt. Trong các sách Đông y, tất cả các bộ phận của cây lược vàng đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Y học cổ truyền ghi nhận, lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Chủ trị các chứng bệnh như mụn nhọt, ho, viêm họng, đau nhức xương khớp, nóng trong người, đái tháo đường, viêm loét dạ dày…

Theo nghiên cứu khoa học, cả thân, rễ và lá cây lược vàng đều chứa những dưỡng chất quý hiếm, bao gồm: Vitamin B2, PP, axit béo paraffinic và các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cr, Ni, Cu,… Không những vậy, cây lược vàng còn là nguồn cung cấp dồi dào các hoạt chất flovonoid, quercetin, phytosterol và flavonoid.

Hiện nay, cây lược vàng vẫn chưa được ghi nhận trong các y thư chính thống của Việt Nam. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy tiềm năng của loài cây này trong việc hỗ trợ kiểm soát  bệnh tiểu đường, nhưng đa phần chỉ là những nghiên cứu sơ bộ với quy mô nhỏ hoặc chỉ thử nghiệm trên động vật. Vì vậy, việc sử dụng cây lược vàng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đến này đều dựa trên kinh nghiệm dân gian.

nguoi-benh-tieu-duong-dung-cay-luoc-vang1-17295035066831156853548.jpg

Ảnh minh họa

Lưu ý khi dùng cây lược vàng trị bệnh tiểu đường

Dù lược vàng là cây dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng bạn cần nhớ việc trị bệnh bằng cây lược vàng chỉ là một cách điều trị hỗ trợ bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn dùng thêm dược liệu này trong quá trình chữa bệnh tiểu đường, bạn cần chú ý:

- Không uống rượu ngâm hay ăn sống cây lược vàng liên tục trong thời gian dài để tránh gây tổn thương dạ dày, thanh quản hoặc dị ứng.

- Sử dụng cây lược vàng với liều lượng vừa đủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, không dùng quá liều vì có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

- Những người có sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng hoặc mắc bệnh nặng nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng cây lược vàng hay bất kỳ dược liệu bổ sung nào.

- Tuân thủ phác đồ điều trị tiểu đường bằng thuốc theo bác sĩ chỉ định, không dùng cây lược vàng thay thế cho bất kỳ thuốc điều trị nào.

- Thường xuyên tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Trong quá trình dùng cây lược vàng, nếu gặp một số tác dụng phụ như: Tổn thương dây thanh quản, dị ứng, phát ban, sưng phù,... tốt nhất nên dừng và  tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y.

Tham khảo 3 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cây lược vàng 

nguoi-benh-tieu-duong-dung-cay-luoc-vang-1729503466780626307084.jpg

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng

Cây lược vàng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho khan, viêm họng, ho kéo dài. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, có thể dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.

Với người bệnh ho khan kéo dài, sử dụng lá lược vàng nhai kỹ rồi nuốt cả bã và nước. Người lớn mỗi lần nhai khoảng 3 lá, trẻ em trên 12 tháng tuổi mỗi lần nhai 1 lá.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân đái tháo đường, để khắc phục tạm thời các triệu chứng hãy sử dụng bằng cách: Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cây lược vàng không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Nga cho thấy rằng, lá lược vàng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và có khả năng cải thiện triệu chứng.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022