Người xưa từng nhận định, củi, gạo, dầu, muối, nước mắm, giấm và trà, là 7 thứ cần thiết để bắt đầu một ngày. Đối với người Việt Nam, để việc nấu nướng đậm đà, thơm ngon chắc chắn không thể thiếu những loại gia vị như muối, mắm... 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, gia vị tuy có thể làm cho món ăn thêm phần thơm ngon, nhưng bệnh nhân tiểu đường cần hết sức lưu ý. Bởi vì có những loại gia vị rất hại sức khỏe nếu ăn tùy tiện.

gia-vi-nha-bep-gay-tang-duong-huyet1-1729429531620634907766.jpg

Đối với người Việt Nam, để việc nấu nướng đậm đà, thơm ngon chắc chắn không thể thiếu những loại gia vị như muối, mắm... (Ảnh minh họa: Internet)

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 2 loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho tuyến tụy, làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu để có chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Điều này đặc biệt cần thiết với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

2 loại gia vị trong nhà bếp gây tăng đường huyết, cực hại cho người bệnh tiểu đường

1. Dầu hào

Theo BS Mai Việt (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), dầu hào được sản xuất bằng cách cho thêm nhiều loại gia vị như tinh bột, muối, đường... Dầu hào được tẩm ướp thêm vào món ăn, giúp món ăn thơm ngon, đậm đà hơn nên nhiều người thường thích cho quá nhiều.

  • cong-dung-cua-hanh-tay2-17287090209181930300657-114-0-864-1200-crop-172870915358765397110.jpg

    Đây là "aspirin cho trái tim": Ăn một ít mỗi ngày vào mùa thu giúp mạch máu không sợ tắc nghẽn, diệt sạch vi khuẩn

Chuyên gia nhận định, nếu ăn quá nhiều dầu hào, lượng đường trong cơ thể sẽ tăng cao, ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, những loại gia vị như vậy nên ăn càng ít càng tốt.

2. Nước tương

Theo PGS.TS Trần Đình Toán (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng), nhiều người nghĩ rằng nước tương có vị nhạt hơn muối nên dùng tùy ý. 

Thực ra, thành phần làm nước tương chứa một lượng muối lớn. Ăn nhiều nước tương có nguy cơ gây tăng đường huyết, không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ biến động thất thường, gây gánh nặng cho tuyến tụy.

gia-vi-nha-bep-gay-tang-duong-huyet2-17294295315061866251243.jpg

Nhiều người nghĩ rằng nước tương có vị nhạt hơn muối nên dùng tùy ý là sai lầm. (Ảnh minh họa: Internet)

Ăn quá nhiều nước tương đồng nghĩ với việc nạp nhiều muối vào cơ thể, sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin. Điều này khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn, lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. 

Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế ăn ở người có đường huyết cao, bệnh nhân tiểu đường nói chung. Nói tóm lại, mọi người nên chú ý ăn nhạt để ổn định lượng đường trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thói quen lành mạnh nào để sống khỏe mạnh?

Để giúp bệnh nhân tiểu đường sống khỏe mạnh, các thói quen ăn uống sau đây nên được duy trì:

- Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

- Hạn chế đường và tinh bột đã tinh chế: Tránh các thực phẩm có chứa đường cao và carbs tinh chế như bánh kẹo, đồ uống ngọt.

gia-vi-nha-bep-gay-tang-duong-huyet3-17294295314981484755334.jpg

Bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thói quen lành mạnh để sống khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Internet)

- Không nhịn ăn, dùng bữa đều đặn đúng giờ: Ăn theo lịch trình cố định giúp duy trì lượng đường huyết ổn định.

- Kiểm soát phần ăn: Ăn với lượng vừa phải để kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết.

- Lựa chọn chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa từ cá, dầu ôliu và các loại hạt là lựa chọn tốt.

- Giảm lượng muối: Giảm muối trong chế độ ăn để ngăn chặn huyết áp cao, điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.

- Uống nước: Uống đủ nước hàng ngày và hạn chế đồ uống có đường hoặc cồn.

- Tăng protein ít chất béo: Thực phẩm giàu protein như cá, thịt gia cầm, đậu và các sản phẩm từ đậu giúp cảm thấy no lâu, có thể giúp kiểm soát cân nặng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022