Phát hiện mới cho thấy một loại độc tố vi khuẩn và thuốc hóa trị đều tạo ra chuỗi thông điệp thần kinh tương tự nhau, gây cảm giác buồn nôn. Vi khuẩn giải phóng các chất độc, khiến cơ thể nhanh chóng di tản những đồ ăn có trong dạ dày. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên giúp loại bỏ tác nhân ngoại lai xâm lược, có ích về lâu dài, dù gây khó chịu trong thời gian ngắn.

Trước đây, các chuyên gia chưa biết làm cách nào bộ não nhận được các tín hiệu báo động, sau đó gửi tín hiệu khác để thúc đẩy phản ứng nôn. Nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn và thuốc hóa trị kích hoạt phân tử đường ruột theo cách giống nhau. Chúng đều tạo ra chuỗi thông điệp thần kinh gây cảm giác nôn nao.

Để thực hiện nghiên cứu, giáo sư Cao Peng và đồng nghiệp tại Đại học Thanh Hoa đã tiêm độc tố vi khuẩn cho những con chuột và theo dõi chúng chặt chẽ bằng camera tốc độ cao. Họ phát hiện chuột thí nghiệm bắt đầu có phản ứng giống với nôn như há miệng, chuyển động cơ bụng tương tự cách con người làm khi sắp nôn mửa. Khi được tiêm thuốc hóa trị, các con chuột cũng có biểu hiện tương tự. Vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu sâu hơn về loại tế bào phản ứng với hai tác nhân này.

Họ phát hiện tế bào trong ruột non phản ứng với sự hiện diện của chất độc hại. Phân tử chính gây ra cảm giác buồn nôn và chán ăn là một phân tử của hệ thống miễn dịch, có tên gọi interleukin 33, hoặc IL33. Tiến sĩ Cao nhận định có thể các loại thuốc tác động đến IL33 sẽ giúp giảm thiểu cảm giác buồn nôn ở người làm hóa trị.

man-standing-with-stomachache-5279-5050-1667788322.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HL61goaeAjq1sRATDis8nQ

Một người đàn ông có biểu hiện nôn mửa. Ảnh: Freepik

Nếu có kết quả khả quan, nghiên cứu mới là bước đầu tiên trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

Theo tiến sĩ Cao, các con chuột thí nghiệm vẫn có cảm giác nôn nao trong khoảng 24 giờ kể từ khi nhận độc tố vi khuẩn. Sau đó, chúng trở lại trạng thái bình thường.

Việc chọn chuột cho nghiên cứu là điều bất thường, bởi chúng không thể nôn mửa. Trước đây, các chuyên gia thường sử dụng mèo và chó. Tuy nhiên, đặc điểm sinh học của chuột rõ ràng, với nhiều công cụ khoa học hiệu quả hơn.

Thục Linh (Theo Fierce Biotech)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022