Vắc xin HPV là một trong những vắc xin hiếm hoi có khả năng phòng ngừa ung thư. Với nữ giới, lợi ích của việc tiêm phòng HPV là rất lớn: giúp giảm tới 90% nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung - căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến virus HPV. Đồng thời bảo vệ khỏi nhiều bệnh lý khác như mụn cóc sinh dục, ung thư âm đạo, âm hộ và hậu môn...

Tiêm vắc xin HPV là phương pháp dự phòng an toàn, hiệu quả lâu dài và đã được triển khai tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm tiêm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của vắc xin. Vậy nữ giới tiêm vắc xin HPV vào độ tuổi nào là tốt nhất?

Độ tuổi tốt nhất để tiêm vắc xin HPV ở nữ giới

Nhìn chung, nữ giới có thể tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi từ 9 đến 45. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin không giống nhau ở từng giai đoạn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức sức khỏe - vắc xin trong và ngoài nước khác, độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng HPV là từ 9 đến 14 tuổi, tốt nhất là trước khi có quan hệ tình dục đầu tiên. Ở độ tuổi này, hệ miễn dịch còn mạnh, khả năng đáp ứng vắc xin tốt hơn và gần như chưa có nguy cơ phơi nhiễm với virus HPV - điều kiện quan trọng để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa.

base64-1747482249453323278238-1747497358273-17474973643421303854869.jpeg

Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêm vắc xin HPV đầy đủ trong độ tuổi khuyến cáo có thể phòng được trên 90% nguy cơ ung thư cổ tử cung, đặc biệt là với các chủng HPV nguy cơ cao như 16 và 18.

  • avatar1747223727341-17472237274761744124482-0-96-315-600-crop-1747223941123582220919.png

    Gặp phản ứng nào sau khi tiêm vắc xin HPV, nam giới cần đến bệnh viện ngay?

Phụ nữ từ 15 đến 26 tuổi vẫn nằm trong nhóm khuyến cáo cao về tiêm vắc xin HPV. Dù hiệu quả không cao bằng nhóm dưới 15 tuổi nhưng vẫn giúp ngăn ngừa được nhiều chủng virus nguy hiểm nếu chưa từng phơi nhiễm. Ở giai đoạn này, người tiêm cần đủ 3 mũi để đảm bảo hiệu quả.

Phụ nữ từ 27 - 45 tuổi đương nhiên vẫn có thể tiêm vắc xin HPV nhưng lưu ý hiệu quả lại tiếp tục giảm so với 2 nhóm trên. Do nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt lưu ý là nhiều người đã từng nhiễm HPV. Với nhóm này, nên tư vấn bác sĩ trước khi tiêm để đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt là nếu có tiền sử tổn thương cổ tử cung hoặc từng mắc các bệnh liên quan tới virus HPV. Vắc xin không điều trị nhiễm HPV đã có, nhưng vẫn có thể ngừa được các chủng chưa gặp phải.

Như vậy, với vắc xin HPV thì nên tiêm càng sớm càng tốt sau 9 tuổi cả với nam và nữ. Việc tiêm vắc xin HPV không cần xét nghiệm trước và hoàn toàn an toàn với người khỏe mạnh. Đây là hành động chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản của mỗi phụ nữ, đồng thời góp phần giảm gánh nặng bệnh tật cho toàn xã hội.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022