Theo Vietnamnet, bệnh nhân sinh năm 1968, vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong tình trạng bỏng độ 1, 2 vùng mặt và trước ngực, bỏng hô hấp, bỏng kết mạc đỏ, gãy hở độ ba, 1/3 giữa xương chày, vết thương lóc da cẳng chân bên phải.
Lập tức, bệnh nhân được mổ cấp cứu cắt lọc, kết xương chày trái, khâu vết thương, chăm sóc da và niêm mạc bị bỏng. Sau 1 tuần điều trị tích cực, hiện tại tình trạng sức khoẻ ổn định, được ra viện.
Theo bác sĩ Lê Khánh Ninh, khoa Cấp cứu, Bệnh viện 108, bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống, có thể đe doạ đến tính mạng, để lại nhiều di chứng. Trong đó, bỏng nhiệt do nổ nồi hơi có thể gây bỏng diện rộng, bỏng sâu, kèm theo tổn thương các cơ quan do nổ: gãy xương chi thể, chấn thương ngực...
Khi bị bỏng, trước tiên cần cách ly bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu, không tự ý điều trị tại nhà.
Nồi áp suất có thể bị nổ hơi trong trường hợp như người dùng vội mở, cố cạy vung ra khi nồi chưa được xì hết hơi; các bộ phận như gioăng, ốc trong nồi sau thời gian dài sử dụng bị nhờn, bung ra; van an toàn kém chất lượng, bị kẹt, hỏng do đã dùng lâu ngày, không được vệ sinh thường xuyên nên không kiểm soát được áp suất trong nồi...
Cách sử dụng nồi áp suất
Nồi áp suất đang nấu mà phát nổ là tình trạng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho người dùng. Thế nên, bạn phải hết sức cẩn thận và sử dụng nồi đúng cách.
Cơ chế hoạt động của nồi áp suất
Nồi áp suất có thiết kế kín giúp hơi nước không thoát ra ngoài khi đun nấu, nhiệt độ trong nồi có thể lên đến 1.500 độ C. Thức ăn trong nồi chín nhanh hơn, nhờ nước hình thành áp lực tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thực phẩm.
Van áp bắt đầu xả bớt hơi nước khi áp suất trong nồi tăng cao đến ngưỡng nhất định. Nếu van xả áp không hoạt động, thì van an toàn sẽ nhận nhiệm vụ này. Nhờ đó, thức ăn chín nhanh chóng, đảm bảo trọn vẹn chất chất dinh dưỡng và an toàn cho người dùng.
Nguyên nhân nồi áp suất đang nấu mà phát nổ
Nồi áp suất không được xả van, khiến áp suất trong nồi tăng cao, nên dễ làm nồi bị phát nổ. Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là do sự chủ quan trong cách lựa chọn và sử dụng của người dùng.
Lựa chọn nồi kém chất lượng
Người dùng không tìm hiểu rõ thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua phải hàng kém chất lượng. Do đó, trong quá trình sử dụng nồi không đảm bảo được độ kín của gioăng cao su, van giảm áp và van an toàn không hoạt động hiệu quả, dễ gây cháy nổ.
Bạn vệ sinh cẩn thận gioăng cao su và van xả áp.
Sử dụng nồi sai cách
Dù cho bạn có lựa chọn nồi có thương hiệu rõ ràng, nhưng cách sử dụng của bạn không đúng cũng khiến tai nạn xảy ra. Vì vậy, trước khi sử dụng nồi áp suất, bạn cần tìm hiểu rõ về nguyên lý và xem hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
Đồng thời, người dùng cần kiểm tra những bộ phận của nồi có bị hư hỏng không. Nếu có, bạn cần thay thế và sửa chữa ngay tức thì, để tránh xảy ra nguy hiểm cho bạn và gia đình.
Cách sử dụng nồi áp suất an toàn, hiệu quả
Kiểm tra nồi trước khi sử dụng:
Trước mỗi lần sử dụng, bạn hãy dành ra vài phút để kiểm tra nồi có bị hư hỏng bộ phận nào không. Bạn cần quan sát nắp nồi có bị cong vênh, van áp suất và van an toàn có bị hư hay tắc nghẽn không, gioăng cao su cần phải kín và không bám bẩn.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra nồi bằng cách đổ nước vào nồi đun thử. Nếu van khí của nồi tự động mở để xả khí khi áp suất trong nồi đạt ngưỡng thì nồi không bị hư hỏng van. Hơn nữa, ở miệng nồi không có hơi nước xì ra, nghĩa là gioăng cao su kín và bạn có thể yên tâm sử dụng.
Đun nấu hợp lý với nồi áp suất:
Bạn nấu thức ăn có độ nở cao và sủi nhiều bọt, thì bạn chỉ nên cho 1/2 lượng thức ăn so với dung tích nồi. Ở những món ăn khác, bạn hãy cho thực phẩm khoảng 2/3 so với dung tích nồi. Sau đó, bạn cần đậy nắp kín và đúng chiều.
Đối với nồi áp suất cơ, bạn chỉ nên đun dưới lửa vừa khoảng 15 - 20 phút, rồi vặn lửa nhỏ hoặc tắt bếp với thức ăn đã chín. Ngoài ra, trong khi nấu, van xả áp không được che kín bởi khăn hay vật nặng nào khác.
Vệ sinh nồi thường xuyên:
Sau mỗi lần sử dụng xong, bạn nên đợi nồi nguội và vệ sinh. Bạn cần đặc biệt chú ý khi vệ sinh gioăng cao su và van xả áp, vì đây là hai bộ phận quan trọng của nồi áp suất. Nếu chúng bị hư hỏng, thì sẽ ảnh hưởng đến độ bền và hiệu quả sử dụng nồi áp suất.
Ngoài ra, bạn hãy dùng khăn sạch để lau bụi bẩn, thức ăn dính bên ngoài vỏ nồi (với nồi áp suất điện), giúp nồi luôn sáng bóng và mới mẻ. Hơn nữa, bạn nên vệ sinh nồi thường xuyên để tăng tuổi thọ sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Thay mới khi nồi có dấu hiệu hư hỏng:
Những bộ phận của nồi áp suất có dấu hiệu hư hỏng, thì bạn hãy mang đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để được thay mới kịp thời, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Một số bộ phận nồi dễ bị hư hỏng như: gioăng cao su nay nắp không đậy kín được, van xả áp hay van an toàn hoạt động không ổn định, nồi có dấu hiệu bị móp méo hoặc han gỉ các chốt cài,... Khi đó, bạn cần thay mới ngay để đảm bảo an toàn.