kham-ung-thu-vu-17445408500412071319299-0-118-676-1200-crop-1744540856624688777419.jpgNgực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh ung thư vú sợ phẫu thuật vì mắc nhiều bệnh nền

Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, phẫu thuật là một trong những phương pháp chính trong điều trị ung thư, giúp loại bỏ khối u hay tổ chức ung thư khỏi cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh ung thư, đặc biệt người lớn tuổi mắc kèm bệnh nền: Tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận, tim mạch… thường từ chối điều trị vì sợ nguy hiểm, khiến bệnh nặng hơn. 

Như trường hợp bà T.V.N.T. (67 tuổi, Đồng Nai) là một dấu hiệu điển hình. Năm 2023, sờ thấy u cỡ hạt đậu phộng ở ngực trái, được gia đình đưa đi khám, phát hiện ung thư vú giai đoạn 0. Nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm nên bà T. quyết định không điều trị.

base64-17465884431221831154991.jpeg

Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC

Đầu tháng 11/2024, khối u của bà lớn cỡ trái tắc, cơ thể xanh xao, gia đình nhất quyết đưa bà khám ở đơn vị Ngoại vú – Đầu mặt cổ, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 để điều trị. Qua kết quả siêu âm, chụp nhũ ảnh, sinh thiết, các bác sĩ xác định bà T. bị ung thư vú trái đã ở giai đoạn 2, xâm nhiễm mô vú xung quanh. Cần phẫu thuật cắt tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa và nạo hạch nách nếu hạch bị di căn. Lúc này, bà T. vẫn mang nỗi sợ phẫu thuật vì mang nhiều bệnh nền.

Sau 90 phút phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư vú: "Bà ơi, cuộc phẫu thuật thành công rồi, bà tỉnh lại nhé"

Bác sĩ CKII Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức cho biết, với ca bệnh này, nếu không kiểm soát tốt kali và dịch đưa vào cơ thể, bệnh nhân có nguy cơ phù phổi cấp, ngưng tim bất cứ lúc nào. Do đó, ê kíp cần hạn chế dịch truyền, kiểm tra kỹ kali máu trước khi gây mê.

Bác sĩ chọn loại thuốc ít đào thải qua thận, ít ảnh hưởng lên tim, mà tự phân giải trong huyết tương, đảm bảo không tồn dư thuốc sau gây mê. Bởi thận bà T. bị suy, không thể chuyển hóa được các chất chuyển hoá của thuốc. Liều lượng thuốc được cân nhắc chính xác và qua hệ thống máy monitor 10 thông số theo dõi sát diễn biến của người bệnh trong quá trình phẫu thuật như huyết áp, độ sâu gây mê, độ đau, mức độ dãn cơ, nhịp tim… để bác sĩ gây mê có thể xử trí nhanh chóng, kịp thời những thay đổi bất thường của người bệnh để đảm bảo ca mổ diễn ra theo đúng kế hoạch và an toàn nhất cho người bệnh.

Ê kíp đặt huyết áp động mạch xâm lấn, đo huyết áp bà T. chính xác đến từng mmHg và diễn biến theo thời gian thực, giúp phát hiện bất thường ngay từng giây để điều chỉnh thuốc kịp thời. Trong khi đó, nếu đo huyết áp bằng tay, mất từ 30 giây đến 1 phút mới có kết quả, bác sĩ không thể xử lý kịp thời gây ảnh hưởng đến quá trình tưới máu lên não, gây nguy cơ tai biến mạch máu não ngay trong cuộc phẫu thuật.

Ê kíp bác sĩ nhanh chóng tiêm thuốc màu xanh vào quầng vú, sau đó rạch đường da ở cách, cắt lấy hạch bắt màu xanh (hạch gác cửa) gửi giải phẫu bệnh. Trong thời gian này, ê kíp cắt tuyến vú trái. Sau 20 phút, kết quả từ phòng giải phẫu bệnh cho thấy hạch gác cửa có tế bào ác tính, điều này có nghĩa ung thư vú đã di căn hạch nách. Ê kíp tiếp tục nạo toàn bộ hạch nách trái cho bà T. và khâu các đường cắt. Cuộc phẫu thuật kết thúc trong 90 phút.

Lúc này, ê kíp bác sĩ Gây mê Hồi sức truyền thuốc hóa giải giãn cơ, lay tay chân, áp vào tai bà T., gọi: "Bà ơi, cuộc phẫu thuật thành công rồi, bà tỉnh lại nhé!". Người bệnh hấp háy mi rồi từ từ mở mắt, được chuyển sang phòng Hồi tỉnh, được nhân viên y tế theo dõi liên tục trong 4 tiếng tiếp theo. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm đánh giá hồng cầu, chức năng thận… đảm bảo sức khỏe ổn định. Người bệnh xuất viện sau phẫu thuật 24 tiếng.

Khi tổng trạng và vết thương vùng ngực hồi phục, bà T. tiếp tục hóa trị, xạ trị để ngăn nguy cơ ung thư tái phát. Ở giai đoạn này, người bệnh có tiên lượng sống sau 5 năm là 70%. Trong khi đó, nếu phẫu thuật ở giai đoạn sớm ngay từ khi phát hiện, bà T. đã có tiên lượng sống đến 99% mà không cần hóa trị, xạ trị.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022