cao-huyet-ap-suy-than-172794570308058553178-11-0-422-657-crop-1727946038796964843907.jpgThanh niên 21 tuổi bất ngờ phải chạy thận, huyết áp tăng cao vì thói quen sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Đau đầu, mất ngủ, uống thuốc giảm đau thuốc giảm đau nhiều lần nhưng không khỏi, thanh niên 21 tuổi đến viện khám mới biết mình bị huyết áp tăng cao và suy thận từ lâu mà không biết.

Ngày 11/12 vừa qua, theo báo chí Chiết Giang (Trung Quốc), ông Lý, 61 tuổi vốn mắc bệnh thận mãn tính đã nhiều năm, ông rất chú trọng đến sức khỏe và ăn uống nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đến nay ông đã phải chạy thận suốt đời chỉ vì ăn một đĩa rau....

Loại rau khiến bệnh của ông nặng hơn đó là rau bina (hay có tên khác là cải bó xôi, rau chân vịt). Sau khi ăn đĩa rau bina chưa được luộc chần trước khi chế biến, ông Lý đột nhiên cảm thấy yếu ớt, buồn nôn và nôn mửa nên được gia đình đưa đến viện. Tại đây, ông được chẩn đoán bị tổn thương thận cấp tính và sẽ phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

chay-than-nhan-tao-17345759387791513021455.jpg

Ảnh minh họa

Vì sao người mắc bệnh thận mãn tính cần cẩn trọng khi ăn rau bina

Theo tiến sỹ Joseph Roberts, tại Đại học bang Arizona, Mỹ, rau bina khá độc đáo. Khi ăn rau bina, cơ thể nhận được nhiều dinh dưỡng mà không cần nạp quá nhiều calo. Rau bina cung cấp vitamin A, C và folate (vitamin B9) dồi dào...

Tuy nhiên, tiến sỹ Roberts cho biết, rau bina có hàm lượng oxalat cao, có thể cản trở khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể. Theo ông, rau bina thực sự có rất nhiều canxi, nhưng oxalat sẽ liên kết với chất đó trong ruột.

Hàm lượng oxalat trong rau bina không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến thận, cụ thể là gây sỏi thận.

Việc hình thành sỏi thận đã được chứng minh là có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới việc cơ thể thường xuyên tiêu thụ một lượng oxalat trong thời gian dài. Do đó, bạn không nên ăn rau chân vịt quá nhiều và thường xuyên để tránh bị sỏi thận.

Ngoài ra, rau bina cũng chứa purin, được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Ở những người bị bệnh gout, axit uric cũng nên cảnh giác với rau bina.

4 nhóm người không nên ăn rau bina

rau-bina-luoc-17345760923271125013914.jpg

Ảnh minh họa

Người bị cường giáp

Rau bina chứa lượng iốt cao, rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp bình thường. Nhưng nếu bạn được chẩn đoán cường giáp thì việc tiêu thụ quá nhiều iốt có thể gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp.

Trong trường hợp này, bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ và hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iốt, trong đó có rau bina.

Người bệnh nhân sỏi thận

Rau bina chứa hàm lượng axit oxalic cao, khi kết hợp với canxi dễ tạo thành canxi oxalate, từ đó thúc đẩy sự hình thành sỏi. Đối với những người có tiền sử sỏi thận, hãy hạn chế ăn rau bina, đồng thời nên chần rau trước khi chế biến.

Người bị thiếu canxi

Rau bina là loại thực phẩm giàu axit oxalic nổi tiếng, 100g rau bina có chứa 1333g axit oxalic. Chất này rất dễ hình thành kết tủa và làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó dễ gây thiếu canxi.

Tuy nhiên, rau bina sau khi chần có thể làm giảm hàm lượng axit oxalic. Vì vậy những người dễ bị thiếu canxi như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai nếu muốn ăn loại rau này nên chần chúng qua 1 lượt nước sôi.

Người bị dị ứng

Có một số ít người bị dị ứng với rau bina, những người này có thể gặp các triệu chứng về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn... sau khi ăn loại rau này. Họ cũng có thể gặp các phản ứng dị ứng như chóng mặt, buồn nôn, ho, ngứa da. Những người này không nên tiếp tục ăn loại rau này nữa.

3 lưu ý khi ăn rau bina an toàn cho sức khỏe

Mặc dù rau bina có hàm lượng oxalat cao, có thể cản trở khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể. Tuy nhiên, axit oxalic trong loại rau này có thể hòa tan trong nước và hầu hết có thể được loại bỏ bằng cách chần đơn giản, giúp an toàn khi ăn.

rau-bina-gay-chay-than-17345761683711899161981.jpg

Ảnh minh họa

Khi loại bỏ axit oxalic trong rau bina mà không thất thoát axit folic, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, cần lưu ý 3 điều sau:

- Lửa phải đủ mạnh: Nước sôi có ít oxy hơn, làm chậm quá trình thoát chất dinh dưỡng do quá trình oxy hóa nhiệt.

- Thời gian nên ngắn: Khi chần phải làm thật nhanh, 30 giây đến 1 phút là đủ.

- Nước lạnh để nguội: Nếu không dùng để nấu ăn ngay thì hãy nhúng rau nhanh bằng nước lạnh để tránh quá trình oxy hóa do nhiệt tiếp tục gây rắc rối và đẩy nhanh quá trình mất chất dinh dưỡng.

thumb-nguoi-benh-tieu-duong-phai-chay-than-17257174297121091374445-1725717572617708012959-166-219-1061-1650-crop-17257175919912005987604.jpgNgười đàn ông mắc bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời chỉ vì bỏ qua dấu hiệu này

GĐXH - Người đàn ông bị nhiễm trùng răng miệng nhưng vì mắc bệnh tiểu đường, các chức năng thần kinh tương đối chậm nên không cảm nhận được cơn đau và không đi khám kịp thời.

benh-tieu-duong2-17210219381221005281287-0-31-314-533-crop-17210221248551965205971.jpgNgười đàn ông mắc bệnh tiểu đường sớm phải chạy thận vì một sai lầm khi uống nước

GĐXH - Không có thói xấu như hút thuốc hay uống rượu, nhưng người đàn ông mắc bệnh tiểu đường này lại thường thích ăn những đồ chứa nhiều đường và chất béo. Hàng ngày, anh thường uống đồ uống có đường thay cho nước lọc.

viem-cau-than-17185959891301788643873-38-0-399-578-crop-1718596340584121015716.jpgBé gái 12 tuổi phải chạy thận suốt đời bởi thói quen ăn uống nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - GĐXH - Có tiền sử viêm cầu thận nhưng thường xuyên mua gà rán ăn và uống nước ngọt, bác sĩ cho biết bé 12 tuổi phải chạy thận suốt đời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022