
GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.
Bệnh nhân xơ gan có thói quen thường xuyên uống rượu
Theo thôn tin từ TTYT huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, nhìn người đàn ông có gương mặt hốc hác, chân tay teo nhỏ, da và củng mạc mắt vàng, nhiều sao mạch nổi trên da, bụng chướng căng tương đương với thai 07 tháng, không ai nhận ra anh đó là anh X., mới chỉ 41 tuổi.
Được biết, trước đó mỗi bữa cơm chỉ uống vài chén rượu để kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Thế nhưng anh X. đã phụ thuộc vào rượu từ lúc nào anh cũng không nhớ rõ.

Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày. Kể từ đó đến nay, anh đã phải trải qua nhiều biến chứng nặng nề của xơ gan và chứng nghiện rượu gây ra như: Xuất huyết tiêu hóa, loạn thần cấp và cơ thể bị tàn phá nặng nề.
Theo BSCKII. Nguyễn Đình Sơn - Phó Trưởng khoa Nội & Bệnh nhiệt đới: Bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn mất bù, đây là giai đoạn tế bào gan không có khả năng phục hồi, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa; tắc đường mật trong gan gây vàng da, vàng mắt, chán ăn, tiêu chảy, đi ngoài phân sống; suy giảm miễn dịch khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng; giảm áp lực keo máu gây tình trạng cổ chướng, tràn dịch đa màng; suy kiệt và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê gan - Biến chứng nặng nề nhất của xơ gan với tỷ lệ tử vong là 90 - 95%.
Bệnh xơ gan có phòng ngừa được không?
Xơ gan có nhiều nguyên nhân, trong đó xơ gan do rượu chiếm 10 - 20%. Đây là biến chứng rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể phòng ngừa được bằng một số biện pháp như:

Ảnh minh họa
- Dự phòng lây truyền viêm gan virus B, C.
- Sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm hợp vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Thực hiện sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc lá, tập thể dục, tránh béo phì, quan hệ tình dục an toàn; không tiêm chích ma túy;
- Không lạm dụng rượu bia, sử dụng rượu bia hợp lý;
- Không sử dụng các thuốc điều trị bệnh lý khác mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được bác sĩ khuyến cáo sử dụng;
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe; phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh lý về gan,…

GĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

GĐXH - Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực kèm đau vùng hạ sườn phải, ông L. được phát hiện có khối u tại hạ phân thùy II, III, nghi ngờ ung thư biểu mô tế bào gan (HCC).

GĐXH - Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, người đàn ông uống nước lá cây với mục đích mát gan, giải độc gan nhưng phải nhập viện vì men gan tăng cao.