Tác dụng của nước lá tía tô

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS.BSCKII Trần Ngọc Quế - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Bình cho biết, tía tô là loại rau gia vị quen thuộc cũng là vị thuốc nam quý, có giá trị lớn trong phòng và chữa bệnh đối với sức khỏe. Lá tía tô được người dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới sử dụng như phương pháp tự nhiên để chữa bệnh không cần dùng thuốc.

BS Trần Ngọc Quế đã chỉ ra những tác dụng của nước lá tía tô như sau:

- Thúc đẩy tuần hoàn và trao đổi chất: Uống nước lá tía tô thường xuyên có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của khí, huyết, điều hòa công năng tạng phủ trong cơ thể; làm tăng nhu cầu trao đổi nước nội môi của tế bào, cải thiện chu trình trao đổi chất, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất căn bã trong cơ thể ra ngoài.

  • trai-cay-mua-thu-giau-vitamin-c-1728174632135107991490-0-16-612-995-crop-1728174635390305304108.jpg

    Mùa thu là mùa của 5 loại quả giàu vitamin C, tranh thủ ăn để tăng sinh collagen cho da căng bóng lại không lo tăng cân

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Uống nước lá tía tô hoặc ăn sống đúng cách có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Chất xơ trong tía tô cũng rất phong phú nên rất thích hợp với những người hay bị khó tiêu hoặc chức năng tiêu hóa yếu. Ăn tía tô vào các ngày trong tuần còn có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón.

- Bổ sung chất dinh dưỡng: Lá tía tô rất giàu vitamin, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng… tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong tía tô tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.

- Tác dụng thanh nhiệt: Lá tía tô tác dụng giải phong hàn (chữa các bệnh cảm mạo), rét nóng trong người, ho, chữa ngực sườn đầy tức, đầy bụng, đị lỏng, đau nhức đầu, đau mẩy mẩy…

ipiccyimage-11540147-1729324113883-1729324115752997636638.jpg

Nước lá tía tô là thức uống quen thuộc của nhiều người

Một tuần nên uống nước lá tía tô mấy lần?

Lấy 10-20g lá tía tô tươi, cho vào 1 ly nước khoảng 100 ml, đun sôi. Người lớn chỉ nên dùng tối đa 2 đến 3 ly nước lá tía tô/ngày, chia nhỏ từng lần uống. Không uống lá tía tô thay nước uống hàng ngày. Không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài (lạm dụng nước lá tía tô), vì có tác dụng phụ như gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Sau 7 ngày cần dừng lại 1 tuần rồi mới dùng tiếp. Nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng liên tục, lâu dài.

Cách nấu nước lá tía tô

Khi đã biết lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến dược liệu thần kỳ này. Để nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2.5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín.

Cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, chắt vào bình sạch và thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hàng ngày lấy nước này ra uống trước ba bữa chính 10 - 30 phút để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn ngừa hấp thu chất béo.

Nước lá tía tô không nên dùng cho người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Bài thuốc sử dụng lá tía tô

- Giải cảm: dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành đã được thái nhỏ đem cho vào bát, sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên ăn nóng.

- Chữa đầy hơi, đau bụng: giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.

- Chữa tức thở, ho: dùng phần bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.

(Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022