Rau sam là loại rau mọc dại ở khắp các làng quê, có sức sống mạnh ngay cả ở những vùng đất tưởng chừng chẳng có loại rau nào sống nổi. Dù là rau mọc dại nhưng lại rất dễ ăn và dễ chế biến.
Ảnh minh họa
Về thành phần dinh dưỡng, rau sam rất hữu ích. Cụ thể, rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ,vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác..
Các loại vitamin và khoáng chất có trong loại rau này như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic... Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.
Trong y học cổ truyền, loại rau này là một "vị thuốc trường thọ" với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhất.
6 công dụng tuyệt vời của rau sam với sức khỏe
Thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa
Rau có tính mát nên được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột,... Ngoài ra, rau cũng có tác dụng rất tốt với việc thanh lọc và giải nhiệt, đào thải chất dịch dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.
Tốt cho hệ thần kinh
Một trong những tác dụng hàng đầu của rau sam được chứng minh là khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và bênh Alzheimer. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy trong rau có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh trong cơ thể.
Giúp chống viêm
Với sự có mặt của omega-3, các chất nhầy và chất khoáng, rau có tác dụng tốt với việc giảm đau, chống viêm. Đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc sử dụng rau sam có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc đái tháo đường type 2. Bởi rau có tác dụng giảm các axit béo tự do có trong máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giảm đường huyết đói và giảm tăng men gan.
Tốt cho tim mạch
Với hàm lượng khá cao Omega-3 và Kali, rau có tác dụng tốt với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn,...
Tốt cho hệ thống xương khớp
Trong rau có chứa hàm lượng cao canxi tốt cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Cùng với đó, vitamin E và chất glutathione có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của tác yếu tố gây hại.
4 nhóm người không nên ăn rau sam
Ảnh minh họa
Bà bầu
Trong y học cổ truyền, rau sam tính hàn, có công dụng giải độc, trừ giun sán, có thể gây kích thích mạnh đến tử cung. Phụ nữ trong thai kỳ không nên ăn rau sam vì sẽ làm tử cung co bóp, dẫn đến sảy thai, sinh non và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, nên bỏ hoàn toàn loại rau này ra khỏi thực đơn dành cho mẹ bầu.
Người tiêu chảy, lạnh bụng
Rau sam tính hàn, không phù hợp cho người bị tiêu chảy do lạnh bụng, tránh làm bệnh nặng hơn.
Người có dạ dày, tì vị yếu
Những đối tượng trên không nên ăn nhiều rau sam để tránh tăng gánh nặng cho cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Người đang dùng thuốc Bắc
Trong quá trình trị liệu bằng thuốc Bắc, tốt nhất là không ăn rau sam, nếu không sẽ giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm bệnh biến chuyển nặng hơn.
Lưu ý: Nấu rau sam, để không bị chua, nồng, tốt nhất không nấu quá chín, không đun sôi quá lâu.
GĐXH - Người có thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ sớm và khám sức khỏe định kỳ... sẽ khó bị căn bệnh ung thư tấn công.
Ăn hành, tỏi mọc mầm có sinh bệnh không