“Mùa đông khi nhiệt độ thấp và dễ xảy ra các tình huống chênh lệch nhiệt độ (trong nhà với ngoài trời, sáng và tối…) là thời điểm thử thách quan trọng với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là với những người có tiền sử huyết áp cao hoặc dễ bị đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát huyết áp có thể nói là vấn đề sống còn”. Đó là những gì Giáo sư Yukio Yomori cảnh báo.

674ffc25e4b05f928e159c1d-17338407266041219247481-1733883129950-17338831343321513905791.jpg

Mùa lạnh làm tăng nguy cơ mắc và trở nặng các bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)

Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu huyết áp và đột quỵ tại Nhật Bản. Ở tuổi 87, Giáo sư Yomori vẫn rất khỏe mạnh và được cho là có sức khỏe tim mạch “trẻ” hơn ít nhất 10 tuổi so với tuổi thật. Nhất là các chỉ số liên quan tới huyết áp mặc dù trước đây ông từng gặp vấn đề tăng huyết áp. Bí quyết của ông chính là những thói quen đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả dưới đây:

  • vong-bung-1-photoroom-1733551481339292955163.jpg

    Người xưa có câu "to vòng bụng, ngắn vòng đời": Muốn sống lâu, cần làm được 1 việc!

1. Kiểm soát lượng muối hấp thụ

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp là lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Giáo sư Yomori nhấn mạnh việc kiểm soát lượng muối là chìa khóa giúp ngăn ngừa tăng huyết áp, tình trạng thường gặp ở người cao tuổi và có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim. Ông khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ khoảng 4 - 5g muối mỗi ngày. Với người có tiền sử bệnh tim mạch, nhất là huyết áp cao thì nên ở mức 2 - 4g.

2. Thường xuyên ăn thực phẩm từ đậu nành

Đậu nành là một thực phẩm giàu isoflavone, được biết đến với khả năng giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Giáo sư Yomori khuyên ăn thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ, natto, đậu nành rang mỗi ngày để giảm mức độ cholesterol xấu và hỗ trợ chức năng mạch máu. Isoflavone trong đậu nành còn giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, từ đó bảo vệ tim và mạch máu khỏi các bệnh lý mãn tính.

11takamura-1-790x480-1733840771478537818953-1733883135067-173388313720668903300.jpg

Thực phẩm từ đậu nành và cá béo rất quen thuộc trên bàn ăn của người Nhật (Ảnh minh họa)

3. Đi bộ nhanh ngắt quãng

Một trong những phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe tim mạch là tập thể dục thường xuyên. Giáo sư Yomori thường tập thể dục 4 - 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Loại hình thể dục được ông chọn là đi bộ nhanh ngắt quãng. Tức là kết hợp giữa 3 phút đi bộ nhanh và 1 phút đi bộ chậm trong 5 lượt mỗi ngày. Đây là một bài tập đơn giản giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm huyết áp.

4. Ăn cá giàu omega-3 đều đặn

Ăn cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… giúp cung cấp omega-3, dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Omega-3 giúp giảm huyết áp, giảm triglyceride và cải thiện lưu thông máu. Giáo sư Yomori khuyên bổ sung cá vào chế độ ăn ít nhất hai lần mỗi tuần giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh và hỗ trợ chức năng mạch máu tốt.

5. Uống nước rải rác trong ngày

Uống đủ nước là một yếu tố quan trọng giúp duy trì huyết áp ổn định. Giáo sư Yomori khuyến cáo uống nước đều đặn, rải rác trong suốt cả ngày thay vì uống một lần quá nhiều. Việc này giúp giữ cho cơ thể luôn đủ nước, hỗ trợ quá trình điều hòa huyết áp và giúp thận hoạt động hiệu quả cũng như tránh gây gánh nặng cho tim khi uống liền lúc quá nhiều nước.

fff2d4aab6025bf6e387d29869a5c12d-1733840836363540452823-1733883137732-17338831378531185801053.jpg

Uống đủ nước nhưng rải rác trong cả ngày dài tốt cho sức khỏe tim mạch (Ảnh minh họa)

6. Luôn nghĩ theo hướng lạc quan

Tinh thần và cảm xúc cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch, đặc biệt là huyết áp. Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể làm tăng huyết áp và gây tổn hại đến tim. Giáo sư Yomori cho rằng, giữ tinh thần lạc quan, giảm căng thẳng và tìm thấy niềm vui trong công việc, gia đình là điều rất quan trọng. Một tâm lý ổn định sẽ giúp kiểm soát huyết áp và bảo vệ tim khỏi các tác động tiêu cực.

7. Khám sức khỏe định kỳ

Cuối cùng, Giáo sư Yomori nhấn mạnh rằng kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề về huyết áp và sức khỏe tim mạch. Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu của huyết áp cao, giúp có biện pháp điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Khám sức khỏe định kỳ cũng giúp theo dõi các yếu tố nguy cơ khác như mức cholesterol, đường huyết, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sống phù hợp.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Daily Mail

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022