Bé được bệnh viện tại Đồng Tháp điều trị bằng kháng sinh, hỗ trợ hô hấp, sau đó chuyển đến Nhi đồng 1 trong tình trạng lơ mơ, tím tái, suy hô hấp nặng kèm trụy tim mạch. Ngày 24/6, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bé viêm phổi hoại tử, viêm mô tế bào, sốc nhiễm khuẩn, nghi do tụ cầu.

Bệnh nhi thở máy, dùng thuốc vận mạch và kháng sinh mạnh nhưng vẫn nặng, phải lọc máu liên tục để loại bỏ độc tố, cytokin và ổn định chức năng các cơ quan. Sau 72 giờ hồi sức tích cực, bệnh nhi vượt qua giai đoạn nguy kịch của sốc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, lúc này bé viêm phổi, hoại tử toàn bộ hai phổi kèm tràn máu, tràn mủ màng phổi gây suy hô hấp nặng.

Các bác sĩ quyết định phẫu thuật dẫn lưu máu, mủ màng phổi, loại bỏ mô hoại tử ở phổi, dẫn lưu mủ ở đầu gối. Sau gần hai tháng điều trị, bé giành lại sự sống "một cách diệu kỳ", vừa xuất viện.

be-nh-nhi-die-u-tri-1293-1719190053.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9AOU5c01vWxq1-Ud2NbOZw

Bệnh nhi trong thời gian điều trị hồi sức tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Theo phó giáo sư Quang, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu nhiều biến chứng, đe dọa tính mạng. Bệnh dễ bị bỏ sót do đường nhiễm khuẩn thường qua da. Biểu hiện ban đầu đôi khi chỉ là mụt nhọt, nhiễm trùng da thông thường hoặc viêm mô tế bào, viêm khớp... nên ít được để ý.

Vi khuẩn tụ cầu vào máu sẽ gây sốt cao, nhiễm khuẩn huyết và tổn thương nhiều cơ quan như tạo ổ mủ ở cơ, mô mềm, viêm xương tủy xương, tràn mủ màng phổi, màng tim, màng bao khớp. Bệnh nhân bị viêm phổi hoại tử hoặc sốc nhiễm khuẩn với nhiều biến chứng, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, khi có biểu hiện nhiễm trùng ngoài da, nhất là có sốt cao, đỏ da hoặc thở mệt, cần đến bệnh viện khám, điều trị kịp thời.

Lê Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022