Giáo sư Tim Spector, chuyên gia dinh dưỡng và dịch tễ học di truyền tại Đại học King's College London, cho rằng chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và hạnh phúc tổng thể. Những gì bản thân ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn có thể tác động đến nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, sa sút trí tuệ và ung thư.

Vì vậy, ăn những thực phẩm lành mạnh hàng ngày có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Giáo sư Tim Spector chia sẻ hai sự thay đổi đơn giản có thể áp dụng trong chế độ ăn uống, mang nhiều lợi ích.

Cụ thể, ông thay đổi mì ăn liền thông thường bằng các loại mì làm từ ngũ cốc nguyên cám, mì ăn liền đậu lăng hoặc đậu đỏ. Ông cũng từ bỏ gạo trắng để ưu tiên sử dụng gạo lứt, lúa mạch, mì bulgur (mì từ hạt lúa mì hữu cơ) hoặc mạch nha. Điều này giúp ông giảm đường huyết và cải thiện sức khỏe.

"Ngũ cốc nguyên cám, mì làm từ đậu hoặc các loại hạt ít gây dao động đường huyết và chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho vi khuẩn đường ruột", ông nói, thêm rằng việc thay đổi này không chỉ dễ dàng mà còn rất ngon miệng.

gia-o-su-Spector-5036-1719127734.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=N2tPWMTV-KK8tAmVEZEG-g

Giáo sư Tim Spector. Ảnh: Express

Theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS), tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống là một cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe, bao gồm việc kiểm soát cholesterol và đường huyết. Hầu hết mọi người cần ăn nhiều chất xơ hơn và giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống. Việc ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường type 2 và ung thư ruột.

Lượng chất xơ tăng lên 30 g mỗi ngày là một phần của chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Hiện, hầu hết người lớn chỉ tiêu thụ trung bình khoảng 20 g mỗi ngày.

Khi giảm thiểu gạo trắng, thay bằng gạo lứt, giáo sư Spector nhận thấy chúng không mang lại quá nhiều cải thiện cho sức khỏe. Vì vậy, ông cố gắng thay thế bằng các loại ngũ cốc khác. "Nếu có thể, nên kết hợp nhiều loại ngũ cốc, vì chúng có hàm lượng protein và chất xơ cao hơn so với bất kỳ loại gạo nào", ông nói.

Sự đa dạng này rất quan trọng vì chúng cũng chứa các polyphenol và nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác. Vì vậy, chỉ bằng cách thay đổi một vài thành phần, chế độ ăn uống đã được cải thiện và điều này còn làm cho bữa ăn ngon hơn.

z5564676639925-40519d991a6c18c-4840-9140-1719127734.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cz_1bSVu_N__4iU9pie7Lg

Giáo sư Tim Spector khuyến nghị thay thế mì trắng bằng mì nguyên cám, mì đậu lăng hoặc mì đậu gà. Ảnh: Freepik

Giáo sư Spector ước tính, một đĩa mì thông thường sẽ cung cấp khoảng 3,5g chất xơ trên mỗi 100 g. Chuyển sang mì làm từ lúa mạch, lượng chất xơ tăng lên hơn 5 g. Chọn mì từ đậu đen sẽ cung cấp 9 g chất xơ cùng với 22 g protein mỗi 100 g.

Gạo trắng chỉ cung cấp dưới 1 g chất xơ trên mỗi 100 g. Trong khi đó, gạo lứt có 1,5 g chất xơ, lúa mạch và mì bulgur chứa khoảng 2,3 g và lúa mì có thể cung cấp đến 5,4 g chất xơ trên mỗi 100 g.

Thanh Thúy (Theo Express

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022