
Ảnh minh họa
Theo thống kê của ngành Y tế, Trẻ dưới 10 tuổi chiếm 98,6% số ca mắc, trong đó nhóm từ 1-5 tuổi (độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo) chiếm tới 93,4% cho thấy môi trường học đường là điểm nóng dễ bùng phát dịch.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường tiêu hóa, dễ gây biến chứng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Bệnh thường xuất hiện theo mùa, cao điểm vào tháng 3 - 5 và tháng 9 - 10 hằng năm.
Trước diễn biến của bệnh, tuần trước, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành công văn số 310/PB-BTN gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, yêu cầu:
Thấy rụng "tóc" ở 3 vùng này trên cơ thể: Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh giang mai
- Tăng cường truyền thông phòng bệnh, đặc biệt tại cộng đồng và trường học.
- Phối hợp ngành Giáo dục triển khai vệ sinh lớp học, đồ dùng, khu rửa tay trong nhà trẻ, mẫu giáo.
- Giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tử vong và lây lan diện rộng.
- Kiểm tra, hỗ trợ địa phương, xử lý khó khăn kịp thời.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch theo quy định.
Đối với phụ huynh, các bác sĩ khuyến cáo cần:
- Theo dõi sát sức khỏe trẻ: nếu có dấu hiệu sốt, nổi ban đỏ ở tay, chân, miệng, cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho cả trẻ và người chăm sóc.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà sạch sẽ mỗi ngày.
- Không cho trẻ bị bệnh đến lớp, tránh lây nhiễm.
- Đảm bảo thực hiện "ăn sạch - ở sạch - uống sạch" trong sinh hoạt hàng ngày.
Tại các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cần:
- Trang bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay. -
- Đảm bảo lớp học, đồ chơi, sàn nhà luôn sạch sẽ.
- Phát hiện sớm ca bệnh - báo ngay cho cơ sở y tế. Tuyên truyền đến giáo viên - phụ huynh về cách phòng chống bệnh hiệu quả.
Bộ Y tế cũng đã phát đi thông điệp với chủ đề 3 sạch - Chìa khóa phòng bệnh"
