Trả lời:

Đậu phụ, hay còn gọi đậu hũ, là thực phẩm có vị thanh mát được nhiều người yêu thích, có mặt trong nhiều mâm cơm của người Việt. Làm đậu phụ theo cách truyền thống phải trải qua các nhiều bước, tốn nhiều thời gian, công sức để cho ra những sản phẩm có cảm giác mềm tay, dẻo, độ đàn hồi tốt.

Để rút ngắn thời gian, công sức, đồng thời sản xuất được nhiều sản phẩm, một số cơ sở sử dụng thạch cao trong quá trình làm đậu hũ nhằm tăng cường độ đông kết và giúp đậu có kết cấu mịn hơn. Nếu bạn sờ đậu phụ cảm giác chắc tay, rắn, rìa của miếng đậu cứng, có nhiều khả năng đây là sản phẩm chứa thạch cao.

Thạch cao vốn là một phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng nhưng phải ở hàm lượng nhất định. Thạch cao dùng trong thực phẩm là loại tinh khiết, giá đắt. Nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ sử dụng "chui" loại thạch cao công nghiệp thường thấy trong ngành xây dựng để kiếm lời. Người ăn thực phẩm chứa nhiều thạch cao có nguy cơ nhiễm kim loại, rối loạn tiêu hóa.

Tốt nhất, không nên chọn mua những loại đậu sờ rắn chắc. Đậu phụ càng nặng, cứng, chắc, lúc chiên không có mùi thơm của đậu thì càng chứa nhiều thạch cao, trong khi sản phẩm nguyên chất có kết cấu mềm, nhẹ hơn. Bạn cần kiểm tra kỹ, chọn những cơ sở sản xuất đáng tin cậy để mua đậu phụ nguyên chất hoặc có thể tự làm ở nhà.

buoc-5-5-3323-1679386703-17337-7467-9228-1733710698.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nnXgkK0WW0PXjJDVdc7Bhw

Ảnh minh họa: Bùi Thủy

PGS.TS Nguyễn Duy ThịnhViện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022