Ngày 3/3, bác sĩ Nguyễn Thế May, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Tiệp, cho biết khi mở ngực người bệnh, kiểm tra thấy vết thương (do con dao bầu đâm xuyên thành ngực trái), gây đứt động mạch liên sườn, cơ hoành ngực, xuyên thủng thùy phổi.

"Ngoài ra, lưỡi dao hướng về phía tim gây 3 vết thương. Lồng ngực người bệnh có khoảng 4.000 ml máu đỏ tươi", bác sĩ May nói.

Các bác sĩ đã xử trí khâu vết thương và truyền máu, huyết tương. Hiện người bệnh tạm thời qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải thở máy hỗ trợ, lọc máu và được theo dõi sát, liên tục.

1-9487-1677818105.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nb0CG9DwVq180jPofDQ0Iw

Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ May cho biết vết thương tim có tỷ lệ tử vong trước nhập viện khoảng 95%; 50% trong thời gian nằm viện. Các trường hợp sống sót phải nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế để phẫu thuật và điều trị kịp thời.

"Trường hợp trên được coi là một cuộc chạy đua về thời gian. Với sự chẩn đoán chính xác, tổ chức phối hợp chuyên nghiệp, nhanh chóng, chỉ sau 10 phút nhập viện, bỏ qua các thủ tục thông thường, người bệnh đã được xử lý triệt để tổn thương", ông May nói.

Vết thương tim là một cấp cứu tối khẩn cấp trong ngoại khoa, được ưu tiên số một trong chẩn đoán, vận chuyển và xử trí. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng sốc không hồi phục, có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng.

Do đó, ca mổ vết thương tim phổi đòi hỏi phải có ê kíp phẫu thuật, gây mê, hồi sức trình độ chuyên môn cao cùng quy trình "báo động đỏ" huy động nhiều nguồn lực cứu người bệnh trong thời gian vô cùng ngắn.

Lê Nga

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022