GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...
Theo khuyến cáo của bác sĩ khoa cấp cứu tại một bệnh viện ở Đài Loan (Trung Quốc), không nên ép bản thân nhịn ăn giảm cân vì rất rất nguy hiểm. Để dẫn chứng về việc này, bác sĩ cho biết từng điều trị cho một cô gái 28 tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày sau thời gian thường xuyên nhịn ăn.
Cô gái cho biết do có thân hình mũm mĩm. Để trở nên gầy hơn, xinh đẹp hơn, cô bắt đầu áp dụng phương pháp giảm cân bằng cách nhịn ăn và rất nghiêm khắc với mình.
Ảnh minh họa
Sau một ghời gian, cân nặng giảm nhanh chóng nhưng cô cũng bắt đầu cảm thấy thường xuyên đau và khó chịu ở vùng bụng trên. Cơn đau ngày càng nhiều hơn, sức khỏe của cô ngày càng yếu. Lúc này cô mới đến viện khám.
Sau khi làm các xét nghiệm, nội soi, bác sĩ chẩn đoán cô mắc ung thư dạ dày. Bác sĩ cho biết, do thời điểm đau bụng xảy ra đúng lúc cô bắt đầu ăn kiêng khắc nghiệt. Do đó, cô nghĩ rằng các triệu chứng đau bụng là do chế độ ăn kiêng gây ra. Tuy nghiên trên thực tế, cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.
Ai có nguy cơ mắc bệnh, cần tầm soát ung thư dạ dày?
Theo các bác sĩ bệnh viện K, giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sau đây cần được khám sớm:
Ảnh minh họa
Người bị sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày.
Người hay bị đầy bụng
Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
Người ợ chua, đầy bụng sau khi ăn
Người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn... Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.
Đi ngoài phân màu bất thường
Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có máu, việc này lặp lại thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.
3 cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và các phương pháp để phát hiện sớm bệnh lý này.
Ảnh minh họa
Dinh dưỡng và lối sống lành mạnh
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp cho hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày được bảo vệ hiệu quả. Chính vì vậy, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hạn chế tình trạng tiết nhiều axit dạ dày.
Giảm thức ăn muối chua, thức ăn nhiều muối để giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Hạn chế thuốc lá, rượu bia
Thuốc lá chứa rất nhiều các chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn tránh xa thuốc lá để giảm thiểu khả năng hình thành ung thư.
Rượu bia nếu uống quá nhiều có thể gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, trong đó có dạ dày khiến cho xuất hiện các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày tạo điều kiện cho ung thư phát triển.
Khám sức khỏe và tầm soát định kỳ
Giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường không xuất hiện triệu chứng, chính vì vậy bạn nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bệnh của cơ thể.
Ngoài ra, với những người lớn hơn 50 tuổi, có thể tiến hành tầm soát ung thư dạ dày 2 năm một lần bằng nội soi để phát hiện ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu.