Nguy cơ đáng báo động từ bệnh không lây nhiễm 

Lấy đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới và để lại những hậu quả kéo dài về nhiều mặt kinh tế - xã hội, Covid-19 đã thử thách chúng ta trong suốt những tháng ngày ròng rã chống dịch, đồng thời cũng nhắc ta giá trị quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe. Có thể nhận thấy ngay cả khi đại dịch đã lắng xuống, nhiều người vẫn duy trì những thói quen tốt trong đời sống hàng ngày như đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên để giúp bản thân phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nói chung.

Bên cạnh các bệnh lây nhiễm có nguy cơ lây lan cấp độ số nhân, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật lớn nhất tại Việt Nam với những con số thống kê đáng báo động. Theo số liệu của Bộ Y tế, cứ 100 người Việt tử vong, có đến 77 ca đến từ bệnh không lây nhiễm. Trong số đó, 41,3% ca tử vong xảy ra trước 70 tuổi, tức là sớm hơn so với tuổi thọ trung bình 73,6 tuổi của người Việt. Bốn loại bệnh không lây nhiễm, hay bệnh mãn tính đáng chú ý nhất gồm bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim, đột quỵ), ung thư, hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản) và đái tháo đường.

photo-1-1680169583974819437177-1680176674917-16801766756481062645126.png

Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc và tuân thủ điều trị còn thấp.

Không gây lây nhiễm, nhưng bệnh mãn tính trở thành mối nguy hiểm lớn bởi chúng xuất hiện âm thầm, giai đoạn đầu thường tiến triển chậm, không có dấu hiệu rõ ràng. Đến khi phát hiện thì bệnh rất khó chữa vì đã muộn, hoặc không có thuốc đặc trị để khỏi được bệnh hoàn toàn. Tiến trình bệnh kéo dài, điều trị dai dẳng, tạo gánh nặng lớn cho bệnh nhân và xã hội. 

Nhận biết nguyên nhân và hướng phòng tránh bệnh

Mầm mống gây ra bệnh lây nhiễm đến từ nhiều yếu tố phức hợp, như các tác nhân vật lý, hóa học, lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, các bệnh không lây nhiễm phổ biến thường có chung 4 yếu tố nguy cơ: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thiếu vận động thể lực, chế độ ăn uống không hợp lý. Trước áp lực nhịp sống ngày càng căng thẳng, bận rộn, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhiều người trẻ mắc phải các thói quen xấu này khiến tỉ lệ mắc các bệnh lý mãn tính không ngừng gia tăng và đang có chiều hướng tăng ở người trẻ tuổi. Theo công bố của Viện Tim mạch quốc gia, cứ 4 người trên 25 tuổi có ít nhất 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế chỉ ra đột quỵ ở người trẻ tuổi chiếm khoảng 25% số ca ghi nhận.

photo-1-1680169586303212157551-1680176679144-16801766797301178810431.png

Các thói quen xấu trong ăn uống như tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức uống có ga, ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol là một trong những yếu tố gây nên các bệnh mãn tính không lây.

Hiểu đúng và đủ các nguyên nhân gây bệnh chính là cơ sở cho việc phòng bệnh. Nếu như các tác nhân vật lý, hóa học, gen di truyền là những yếu tố gây bệnh khó tránh được, đòi hỏi sự tác động về y khoa, thì điều may mắn là các yếu tố nguy cơ còn lại xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể kiểm soát được bằng ý thức của mỗi người.

Cân bằng dinh dưỡng"chìa khóa" phòng bệnh

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế về nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đủ các nhóm chất cho cơ thể gồm đạm, béo, đường bột, chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất. Tùy theo độ tuổi, giới tính, thể chất, hàm lượng của từng nhóm chất sẽ có sự khác nhau. Đối với người trưởng thành (19 tuổi trở lên), một chế độ ăn uống cân đối nên cung cấp khoảng 65% tổng lượng calo từ tinh bột và chất xơ, khoảng 20% từ chất đạm và 15%-20% từ chất béo.

Trong đó, nên kết hợp 25-30% đạm động vật và tăng cường tiêu thụ nhóm đạm thực vật từ 70-75%. Chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, đạm thực vật mang lại nhiều lợi ích trong cân bằng dinh dưỡng, giúp hạn chế tình trạng tăng cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và tim mạch. Đậu nành, súp lơ, yến mạch, sữa có nguồn gốc thực vật,... là một số thực phẩm giúp bổ sung nguồn đạm thực vật dồi dào.

photo-2-16801695863341838590203-1680176682616-16801766827461630104641.png

Tăng cường vận động thể lực, tập thể dục thường xuyên, cung cấp đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể,... là những cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.

Ở góc độ rộng hơn, chế độ dinh dưỡng từ thực vật ngày càng được nhiều người lựa chọn nhờ những lợi ích về sức khỏe, cung cấp các chất đạm, béo, vitamin khoáng chất cũng như các hoạt chất sinh học phong phú cho cơ thể. Nắm bắt xu hướng này, Vinasoy là một trong những doanh nghiệp tiên phong trên thị trường, chuyên tâm phát triển những sản phẩm dinh dưỡng thực vật chất lượng tốt như sữa đậu nành Fami, sữa chua uống 100% thực vật Veyo. Tầm nhìn của Vinasoy có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe lâu dài của người tiêu dùng. 

Về khía cạnh vận động, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị người trưởng thành nên dành ít nhất từ 2,5 đến 5 giờ mỗi tuần để tập luyện thể thao cường độ mạnh hoặc vừa phải. WHO cho biết tập thể dục có vai trò quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và ung thư, đồng thời giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, cải thiện trí nhớ.  

Như vậy, tuy bệnh mãn tính rất nguy hiểm nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc phải. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, năng vận động, đặc biệt là xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng cân bằng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật - là những điều đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa bệnh mãn tính và các loại bệnh tật nói chung. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022