Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và giúp kiểm soát huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm dưới đây.
Hà Anh Tuấn 2 lần bị tụt huyết áp khi đang biểu diễn trên sân khấu
Chỉ trong vòng 2 tháng qua, ca sĩ Hà Anh Tuấn đã liên tiếp đối diện với tình trạng đáng lo ngại, khiến khán giả không khỏi lo lắng cho sức khỏe của anh.
Gần đây nhất là vào tối 17/8, khi hát xong ca khúc mở màn trong một đêm nhạc tại TP.HCM, nam ca sĩ bất ngờ bị choáng, lảo đảo, sau đó ngồi khụy xuống sân khấu và xin phép khán giả: "Cho tôi ngồi 1 tí...".
Khoảnh khắc Hà Anh Tuấn loạng choạng, ngồi khuỵu xuống sân khấu
Khi được nhân viên hậu đài và MC mang nước hỗ trợ, Hà Anh Tuấn cố gượng đứng dậy nhưng lại tiếp tục loạng choạng, mất thăng bằng, phải ngồi xuống sân khấu lần hai. Dù vậy, anh vẫn cố gắng mang đến cho khán giả những tiết mục trọn vẹn.
Trước đó, vào hồi tháng 6 khi đang biểu diễn ở Ninh Bình, Hà Anh Tuấn cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự. Anh phải ngồi xuống một lúc lâu mới có thể hát phục vụ khán giả.
Ngay sau đó, Hà Anh Tuấn cho biết anh bị tụt huyết áp, suýt ngất xỉu trên sân khấu. Tình hình sức khỏe của anh khiến các fan không khỏi lo lắng.
Căn bệnh tụt huyết áp Hà Anh Tuấn mắc phải nguy hiểm thế nào?
Khi bị tụt huyết áp, nghĩa là huyết áp của người bệnh bị giảm thấp một cách đột ngột, kèm theo đó là các triệu chứng điển hình như: Đổ nhiều mồ hôi, da trở nên xanh tái, lú lẫn...
Đối với những người bị huyết áp thấp mạn tính có thể không xuất hiện triệu chứng nào, thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ đo huyết áp. Các trường hợp khác có thể có triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, khó thở.
Những trường hợp hạ huyết áp xuống mức cực thấp có nguy cơ dẫn đến tình trạng gọi là sốc với các biểu hiện: Lú lẫn (đặc biệt thường gặp ở người lớn tuổi), da lạnh, xanh xao, thở nhanh và nông, rối loạn nhịp… Nếu gặp phải các triệu chứng huyết áp cực thấp này hoặc sốc, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Ảnh minh họa
Tụt huyết áp ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Huyết áp thấp không chỉ gây tổn thương tim và não, mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe khác như:
- Hạ huyết áp gây chóng mặt và ngất xỉu, khiến người bệnh bị té ngã đột ngột, có thể gây chấn thương dẫn đến gãy xương hoặc các thương tích nghiêm trọng hay chảy máu não;
- Suy giảm chức năng thận;
- Mất ngủ, suy giảm trí nhớ;
- Giảm khả năng làm việc gắng sức.
Biện pháp phòng ngừa tụt huyết áp
Nếu bạn bị tụt huyết áp và có kèm theo triệu chứng, tốt nhất nên đi khám tại bệnh viện để được hướng dẫn điều trị, giúp đưa chỉ số huyết áp về mức ổn định. Đồng thời, áp dụng các biện pháp tại nhà để phòng ngừa hạ huyết áp như:
Ảnh minh họa
- Quản lý chế độ ăn uống: uống đủ nước;
- Điều chỉnh các thuốc đang uống phù hợp với tình trạng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Có chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và gối đầu thấp hơn bình thường;
- Người lớn tuổi khi muốn thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng, nên đứng lên từ từ, cho thời gian để cơ thể thích ứng, nhất là khi bước ra khỏi giường vào buổi sáng;
- Nếu công việc yêu cầu phải đứng trong thời gian dài, nên mang vớ áp lực ở chân để giúp máu trở về tim thuận lợi hơn và ngăn ngừa tình trạng máu ứ dồn ở chân;
- Tập thể dục đều đặn, tránh vận động mạnh liên tục, nên nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút tập, uống đủ nước trong lúc tập luyện;
- Học cách thư giãn, nghỉ ngơi như ngồi thiền, tập yoga để giải tỏa căng thẳng, stress…;
- Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa uống rượu và bệnh tăng huyết áp. Sử dụng rượu có thể dẫn đến hơn 200 chứng rối loạn, ảnh hưởng đến huyết áp theo nhiều cơ chế khác nhau.
Tăng huyết áp thường được ví như ‘kẻ giết người thầm lặng’, là yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim và đột quỵ, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thêm một công cụ rất đơn giản và hữu hiệu để kiểm soát huyết áp, đó là các bài tập.