Ung thư ruột già (hay còn gọi là ung thư đại trực tràng) là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ruột thường liên quan đến chế độ ăn uống không hợp lý, yếu tố di truyền hoặc các bệnh lý mãn tính về đường tiêu hóa.
Điều đáng nói là nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư ruột có tiên lượng khá tốt, với tỷ lệ chữa khỏi cao.

Các nhóm có nguy cơ mắc ung thư ruột cao bao gồm: Người có tiền sử gia đình mắc ung thư ruột; người thường xuyên bị táo bón, đi ngoài ra máu; người bị tiêu chảy mãn tính trên 3 tháng; bệnh nhân bị trĩ, béo phì, trầm cảm kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân; người có tiền sử viêm ruột thừa mãn tính, viêm túi mật... Những đối tượng này cần được nội soi đại tràng định kỳ và tầm soát ung thư ruột sớm để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển và các tế bào ung thư đã di căn, thời gian sống của người bệnh sẽ bị rút ngắn đáng kể. Vì vậy, việc nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, một số biểu hiện bất thường có thể xuất hiện ngay sau bữa ăn, là dấu hiệu cơ thể đang cảnh báo về sự hiện diện của tế bào ung thư trong ruột.
Dưới đây là 4 dấu hiệu điển hình của ung thư ruột mà bạn không nên bỏ qua.
Bữa ăn nào cũng thấy cơ thể phản ứng theo 4 kiểu này, coi chừng ung thư
1. Đau bụng lặp đi lặp lại sau khi ăn
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Network Open, đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng khởi phát sớm.
Người bệnh có thể cảm thấy đau bụng không rõ nguyên nhân, thường xuất hiện trong khoảng 1–2 giờ sau bữa ăn. Cơn đau có thể giảm sau khi đại tiện nhưng lại tái phát nhiều lần, đôi khi ngày càng dữ dội hơn nếu bệnh tiến triển. Một số trường hợp có thể cảm thấy bụng quặn thắt hoặc sờ thấy khối bất thường ở bụng.

2. Đại tiện bất thường sau bữa ăn
-
Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang "chạm đỉnh nóc", muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Nghiên cứu từ Đại học Washington cho thấy thay đổi thói quen đại tiện là một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng của ung thư đại trực tràng ở người trẻ tuổi.
Ở người khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa thức ăn kéo dài khoảng 4–6 tiếng. Nhưng nếu bạn vừa ăn xong đã cảm thấy muốn đi ngoài ngay, kèm theo các biểu hiện thất thường như lúc táo bón, lúc tiêu chảy, phân có mùi bất thường hoặc có lẫn máu, thì đây có thể là tín hiệu của bệnh lý ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột.
3. Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn
Một số bệnh nhân ung thư ruột sẽ cảm thấy buồn nôn khó lý giải sau bữa ăn. Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi ăn và có thể liên quan đến việc thức ăn bị cản trở bởi khối u trong lòng ruột, gây kích thích dạ dày. Cảm giác buồn nôn, đầy bụng kéo dài sau ăn là dấu hiệu cần đặc biệt chú ý.

4. Chướng bụng dai dẳng sau ăn
Theo một bài báo trên Medical News Today, chướng bụng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện.
Cảm giác bụng căng tức, đầy hơi, khó chịu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, đặc biệt sau bữa ăn. Không giống với chướng bụng thông thường, hiện tượng này không thuyên giảm dù đã xoa bóp, vận động hoặc thay đổi tư thế. Nguyên nhân là do khối u gây cản trở lưu thông thức ăn trong ruột, dẫn đến tình trạng tích tụ khí và thức ăn chưa tiêu hóa.
Lưu ý quan trọng:
- Các triệu chứng kể trên rất dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường như viêm đại tràng hay rối loạn chức năng ruột. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy chúng xuất hiện lặp lại, kéo dài, đặc biệt là sau khi ăn, thì cần chủ động đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Ung thư ruột ở giai đoạn đầu có thể không biểu hiện rầm rộ nhưng nếu chậm trễ trong điều trị, bệnh sẽ tiến triển nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng.