GĐXH - Một số thực phẩm thực sự tốt nhưng nếu ăn vào buổi tối muộn sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ, không những thế còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chứng ợ nóng, trào ngược vào ban đêm...
Theo thống kê, thực tế hiện nay tỷ lệ người có mắc bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
Ảnh minh họa
Chế độ ăn thiếu hoặc thừa về số lượng và tỷ lệ chất lượng các chất dinh dưỡng không cân đối đều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Nhất là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận, tăng huyết áp, mỡ máu cao,… càng cần chú ý đến vấn đề ăn uống trong dịp Tết để tránh tình trạng bệnh trở nặng.
Đây là lý do sau mỗi dịp Tết, người khỏe mạnh cảm thấy mệt mỏi hơn, còn người già, người có bệnh mạn tính nhập viện tăng cao hơn.
Người mắc bệnh mãn tính cần làm gì để luôn khỏe mạnh trong dịp Tết
Người cao tuổi
Người cao tuổi nên ăn cá nhiều hơn thịt, hạn chế ăn thịt mỡ do khó tiêu hóa. Nên ăn các món hấp, kho lạt, canh hơn là chiên xào nhiều dầu mỡ. Sử dụng các lọai hạt sẽ rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp thêm các acid béo thiết yếu.
Người cao tuổi nên ăn ít các loại dưa cải muối chua, củ kiệu, củ cải ngâm nước mắm vì có nhiều muối. Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, lạp xưởng, mì gói cũng nên hạn chế vì có nhiều muối, dễ gây tăng huyết áp. Hạn chế ăn bánh mứt, thay bằng trái cây tươi ít ngọt để giảm lượng đường đưa vào cơ thể một cách không cần thiết.
Người bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần hạn chế những thực phẩm chứa đường (nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, bánh, kẹo, mứt), kể cả trái cây ngọt (xoài chín, dưa hấu…). Có thể ăn lượng ít sau bữa chính với nhiều rau.
Bánh chưng, bánh tét rất giàu chất bột đường nên chỉ ăn với lượng vừa phải và ăn kèm nhiều rau để hạn chế hấp thu đường nhanh vào máu.
Cố gắng giữ bữa ăn điều độ, tránh nhịn quá lâu (kéo dài thời gian giữa hai bữa ăn) và cũng không ăn quá mức trong mỗi bữa.
Ảnh minh họa
Người bị cholesterol trong máu cao
Người bị cholesterol trong máu cao cần hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, giàu chất béo, cholesterol, đường như các món chiên, quay, xào, nước ngọt… Khi ăn bánh chưng, thịt kho trứng với nước dừa thì nên chọn thịt nạc, không ăn mỡ và da, ăn ít trứng. Tăng cường ăn cá và giảm thịt mỡ, nên chọn thịt nạc.
Hạn chế ăn tim, gan, cật, óc… do có nhiều cholesterol. Nên dùng các thực phẩm có nhiều chất xơ, năng lượng thấp như rau, trái cây ít ngọt. Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn sáng đầy đủ và giảm ăn về chiều tối.
Người tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Người tăng huyết áp, người mắc bệnh tim mạch nên dùng các món ăn lạt, ít natri, cholesterol, chất béo nhưng giàu kali, chất xơ. Tránh sử dụng các loại thực phẩm công nghiệp như thịt hộp, cá hộp, dưa chuột ngâm giấm, mì ăn liền, tương, giò chả hoặc các loại thịt mỡ, da, phủ tạng động vật … Nên ăn cá, đậu hũ, rau, trái cây.
Người bị bệnh gout
Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá có liên quan đến ăn uống do nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric.
Các tinh thể này lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Người bị bệnh Gout nên tránh các thức uống có cồn như rượu, bia…
Tránh những thức ăn mà thành phần nguyên liệu chính là thịt, cá, hải sản, óc, gan, cật, nấm, măng tây… Bữa ăn quá thịnh soạn có thể sẽ gây cơn đau cấp do viêm khớp.
Cần làm gì để không ốm trong dịp Tết
Những bữa ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, không theo giờ giấc trong dịp Tết sẽ làm hệ tiêu hóa bị xáo trộn, có thể gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng, có cảm giác ậm ạch, ợ hơi, ợ chua, nhẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì gây ra các bệnh tiêu hóa khác như các bệnh dạ dày, gan, mật, tụy...
Vào dịp Tết, tỷ lệ người sử dụng rượu bia tăng lên, điều này làm tăng gánh nặng cho gan, với người bị bệnh gan mạn tính có thể gây ra đợt viêm gan cấp.
Do đó, những người mắc bệnh mãn tính khi thay đổi chế độ ăn so với thông thường, dễ bị “dính” bệnh hơn những người khác. Vì vậy, người mắc bệnh mãn tính cần tuân thủ chế độ ăn để phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình.
Với người khỏe mạnh nên tử bỏ thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn từ đó dẫn tới việc bỏ bữa, ăn uống qua loa, tiện đâu ăn đấy.
Ngoài ra, nên vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn hàng ngày để ngăn chặn và kiểm soát bệnh mạn tính.
GĐXH - Đuôi bò có mùi đặc trưng nên không phải ai cũng biết ăn. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
GĐXH - Trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng, cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đủ bữa, đúng bữa, không ăn quá no, sau ăn không nên vận động mạnh, buổi tối nên ăn đồ dễ tiêu... để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
GĐXH - Hàm lượng albumin trong rau cần ta có tác dụng giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Rau cần cũng đặc biệt có tác dụng trong giảm ho, chống viêm, long đờm... thích hợp dùng trong mùa đông lạnh.