Hàng chục năm dùng BHYT, lần đầu tiên tôi biết được cách đóng tiền tiết kiệm
Mẹ tôi năm nay gần 50 tuổi, bà đã dùng bảo hiểm y tế (BHYT) hàng chục năm nay, cứ đến hạn là cầm tiền ra đóng, không thắc mắc, không hỏi han.
Tôi cũng thế, nghĩ đơn giản chỉ cần có thẻ BHYT để yên tâm đi bệnh viện là đủ. Cho đến khi bố tôi đổ bệnh, phải nằm viện dài ngày, tôi mới thực sự để tâm đến những con số trên tờ giấy đóng BHYT. Và rồi tôi phát hiện ra một điều khiến mình ngỡ ngàng: Hóa ra, bấy lâu nay gia đình tôi đã đóng tiền theo cách… tốn kém hơn mức cần thiết!

Hình minh hoạ.
Hôm ấy, tôi đến cơ quan BHXH để làm thủ tục cho bố. Trong lúc chờ đợi, tôi tình cờ nghe nhân viên bảo hiểm tư vấn cho một cặp cô chú lớn tuổi rằng: Nếu tham gia BHYT theo hộ gia đình, từ người thứ hai trở đi sẽ được giảm dần mức đóng. Nghe lạ quá, tôi liền hỏi lại và nhận được câu trả lời khiến tôi sững sờ.
Hóa ra, mức đóng BHYT không phải ai cũng như ai. Người đầu tiên đóng một khoản nhất định (bằng 4,5% mức lương cơ sở). Nhưng người thứ hai chỉ phải đóng 70% mức phải đóng. Người thứ ba còn thấp hơn nữa, chỉ 60%. Từ người thứ tư trở đi, mức đóng còn giảm sâu hơn nữa, có thể tiết kiệm đến hàng triệu đồng mỗi năm.

Hình minh hoạ.
Tôi tính nhanh trong đầu, nếu cả nhà tôi cùng tham gia theo hình thức này thì mỗi năm tiết kiệm được một khoản. Vậy mà suốt bao nhiêu năm qua, chẳng ai nói với mẹ tôi điều này. Cả tôi cũng không biết!
Hóa ra, không chỉ gia đình tôi mà còn rất nhiều người ngoài kia cũng đang đóng BHYT theo cách lãng phí mà không hay biết. Nếu không tìm hiểu kỹ, có thể mỗi năm bạn đã bỏ lỡ hàng triệu đồng mà đáng lẽ có thể tiết kiệm được.
Mức giá đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2025
Giá mua BHYT hộ gia đình trước ngày 01/7/2025 hiện đang áp dụng tính theo mức lương cơ sở được điều chỉnh gần nhất từ ngày 01/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ.

Ngoài ra, căn cứ theo Điểm e Khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về mức đóng hay giá mua BHYT theo diện hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất trong hộ gia đình đóng BHYT một tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Đang khỏe mạnh mẹ tôi bất ngờ nhận được 1 "món tiền" từ BHYT, hóa ra nhiều người cũng được mà không hề hay biết!
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Với mức đóng này, số lượng thành viên hộ gia đình càng nhiều thì mức đóng hàng tháng/hàng năm càng giảm tương ứng. Tuy nhiên mức giảm trừ này chỉ được áp dụng khi các thành viên trong hộ gia đình tham gia cùng năm tài chính. Như vậy mức đóng BHYT hộ gia đình trước ngày 01/7/2025 cao nhất là 105.300 đồng/tháng và mức đóng thấp nhất là 42.120 đồng/tháng.
Phương thức đóng tiền mua BHYT hộ gia đình thế nào?
Phương thức đóng tiền mua/gia hạn BHYT hộ gia đình, người đại diện hộ gia đình có thể chọn một trong các cách sau đây:
1) Đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHYT tại cấp xã.
2) Đóng trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Lưu ý từ ngày 01/7/2024, công dân chỉ có thể đăng nhập vào Cổng DVC bằng tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2.
3) Đóng trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Đối với 2 cách nộp tiền trực tuyến qua mạng, bạn cần có tài khoản cá nhân đăng nhập để sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Sau khi đóng tiền, người đại diện hộ gia đình sẽ nhận được biên lai thanh toán nộp tiền có ghi rõ thông tin giá trị sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng và giấy chứng nhận tham gia BHYT.