GĐXH - Có những bộ phận của lợn là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng lại được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn càng ít càng tốt nếu về lâu dài muốn tốt cho sức khỏe.
Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày
Ảnh minh họa
Đây là 2 món đồ sử dụng thường xuyên nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.
Theo các chuyên gia, thớt gỗ hay đũa gỗ cần được thường xuyên phơi nắng để không bị nấm mốc. Tốt nhất nên thay mới sau 6 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Đồ nhựa dùng 1 lần nhưng tái sử dụng
Nhiều người có thói quen tái sử dụng các loại hộp, chai nhựa chứa thực phẩm để đựng đồ ăn. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen vô cùng nguy hiểm bởi các sản phẩm này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và dễ ngấm vào thức ăn. Những hóa chất này tích tụ lâu trong cơ thể làm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư rất cao.
Do đó, cần tránh dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không tái sử dụng những sản phẩm từ nhựa không chuyên dùng để tích trữ đồ.
Máy hút mùi không được vệ sinh đúng cách
Ảnh minh họa
Chức năng quan trọng nhất của máy hút mùi trong nhà bếp là xả khói dầu được tạo ra trong khi nấu, làm giảm thiệt hại của khói dầu trong nhà bếp đối với cơ thể.
Tuy nhiên, nếu không được làm sạch thường xuyên, lượng lớn cặn dầu sẽ tích tụ, gặp trời nồm đây là nơi nguy hiểm có thể sản sinh ra nấm mốc. Theo thời gian, con người hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho hệ hô hấp, nặng hơn có thể gây ung thư phổi.
Vì vậy, cần vệ sinh máy hút mùi đều đặn và không tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu.
Miếng bọt biển rửa chén
Trong một báo cáo khác của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ), miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu và gấp 20.000 khăn lau bếp. Nó là ổ chứa các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… làm cơ thể tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa cấp và thậm chí là ung thư.
Tốt nhất là sau mỗi lần rửa chén, bạn nên rửa sạch và vắt thật khô rồi treo ở nơi thoáng mát. Nếu miếng bọt biển đã cũ thì nên vứt đi thay bằng miếng mới để hạn chế vi khuẩn trú ẩn trong đó.
Các loại bát đĩa giả sứ
Ảnh minh họa
Ai cũng cho rằng đồ sứ tráng men trong các vật dụng bát, chén, đĩa… tuyệt đối an toàn, nhưng thực tế trên thị trường hiện nay có vô vàn loại đồ sứ kém chất lượng. Theo một vài nghiên cứu, những sản phẩm giả sứ này đều chứa chì và formaldehyde có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ung thư nếu dùng lâu ngày.
Những tác hại này sẽ càng rõ rệt khi đồ sứ chất lượng kém được dùng để đựng đồ ăn nóng, chua và nước hoa quả. Bởi vì nhiệt độ và axit sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn. Vậy nên phụ nữ hãy ưu tiên mua các loại chất lượng cao, dù có đắt tiền một chút nhưng đảm bảo an toàn với sức khỏe.
Chất tẩy rửa không an toàn
Để giữ cho nhà bếp sạch sẽ mà không độc hại, hãy sử dụng chất tẩy rửa có lợi cho môi trường lại không để lại mùi hóa chất khó chịu trên chén bát, sàn, bếp hoặc các thiết bị khác.
Để tìm những sản phẩm làm sạch có lợi cho môi trường bạn có thể nhìn vào nhãn ghi trên bao bì. Tránh mua các sản phẩm có chứa nonylphenol ethoxylate, triclosan, ammonia, thuốc tẩy clo, dea, tea, hydrochloric acid, sodium hydroxide, và axit sulfuric. Ngoài ra bạn cũng có thể tự chế tạo chất tẩy rửa từ những thành phần tự nhiên dễ tìm trong dân gian như giấm, vỏ cam chanh,....
GĐXH - Việc ngâm chân tưởng như là việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, ai cũng có thể làm, nhưng thực tế không phải vậy.