Những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh ung thư ngày càng cao, đặc biệt là trẻ hóa rất nhanh về độ tuổi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên học cách tự quan tâm đến sức khỏe của mình. Bởi vì điều đáng lo ngại là không phải bệnh ung thư nào cũng có những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng và khiến bạn hối hận vì bỏ lỡ thời gian điều trị.

Các chuyên gia tại Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK) cho biết, ngoài ban đêm thì sáng sớm cũng là thời điểm các triệu chứng ung thư xuất hiện nhiều nhất. Hãy đặc biệt chú ý đến 7 bất thường khi vừa thức dậy rất có thể là “lời cầu cứu” khi cơ thể bị ung thư tấn công sau đây:

1. Rất khó để thức dậy

Việc dậy sớm hay thức dậy dứt khoát và ra khỏi giường nhanh chóng chưa bao giờ là dễ dàng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy mình rất khó để thức dậy vào buổi sáng, dù đã ngủ sớm và ngủ đủ giấc từ tối qua thì nên cẩn trọng với bệnh ung thư.

1669430290387976254259-1669430462533-16694304626591520899803-1669430674621748487190-1669439298494-16694392986351633404260.jpeg

Ảnh minh họa

Bởi vì ban đêm, các tế bào ung thư hoạt động mạnh, tác động rất lớn đến toàn bộ cơ thể. Chưa kể, hệ miễn dịch của những người mắc bệnh ung thư bị suy giảm rất nhiều vào ban đêm. Nó cũng là thời điểm nhiều cơ quan trong cơ thể phải hoạt động quá sức để chống chọi lại ung thư.

Một số bệnh ung thư còn gây mất ngủ, khó ngủ, đau đớn hoặc ngủ không sâu giấc. Hay ung thư tủy gây tăng canxi máu làm cơ thể luôn buồn ngủ. Như vậy, buổi sáng cơ thể rất khó để thích nghi ngay và cảm thấy kiệt sức nên khó thức dậy.

2. Mệt mỏi

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết: Mệt mỏi là tình trạng rất phổ biến ở những người bị ung thư, nó có thể là triệu chứng rắc rối nhất. Sự mệt mỏi liên quan đến ung thư có thể ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn.

Mệt mỏi trong ung thư thường là kết quả của việc các tế bào ung thư lấy cạn kiệt lượng chất dinh dưỡng dự trữ của cơ thể để phát triển. "Hành vi trộm cắp" chất dinh dưỡng này có nghĩa là cơ thể không còn những gì cần thiết để tự bổ sung và trở nên vô cùng mệt mỏi.

Theo Trung tâm Ung thư, mệt mỏi có thể rõ rệt hơn ở những bệnh nhân ung thư máu, vì những bệnh này bắt nguồn từ tủy xương. Tủy xương là một yếu tố quyết định quan trọng đến mức độ nghiêm trọng của ung thư vì nó chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào hồng cầu mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

3. Hôi miệng bất thường

Nhiều người có vấn đề hôi miệng sau khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng sau khi uống nước hoặc đánh răng thì không còn mùi hôi nữa. Nguyên nhân có thể do đường tiêu hóa hoặc sức khỏe răng miệng kém. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư. Đặc biệt là mùi hôi miệng trở nên nghiêm trọng và không thể hết hoàn toàn sau khi đánh răng.

Ung thư phổi, ung thư phế quản, đều dẫn đến chứng hôi miệng ung thư ở các mức độ khác nhau. Những khí mùi này được tạo ra do chất nhầy tích tụ nhiều trong phổi gây ra. Trong đó, người bị ung thư phổi thường kèm theo triệu chứng hôi miệng do acid phân hủy. Ung thư dạ dày cũng dẫn đến triệu chứng trào ngược, ợ chua và hôi miệng. Ung thư gan khiến chất độc trong cơ thể không được chuyển hóa bình thường, hàm lượng amoniac trong máu tăng dẫn đến hôi miệng và buồn nôn khi ngủ dậy.

4. Đau bụng hoặc đau đầu

Đau đầu và đau bụng lặp lại trong thời gian dài mỗi khi thức dậy buổi sáng được đánh giá là có liên quan đến ung thư. Phổ biến nhất là ung thư dạ dày, ung thư gan và khối u não.

1669430284711359377472-1669430465881-166943046595565273684-1669439299707-1669439299823290384813.jpg

Theo nghiên cứu của tổ chức Nghiên cứu Khối u Não Brain Tumour Research, nhức đầu là một trong những triệu chứng chính của khối u não mà bạn gặp phải. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cơn đau này sẽ dữ dội hơn, kèm theo buồn nôn, choáng váng vào buổi sáng.

Tương tự, bệnh ung thư gan và ung thư dạ dày cũng phát ra các tín hiệu rõ ràng vào buổi sáng. Do đó là lúc cơ thể vừa tỉnh giấc và chưa được nạp năng lượng. Đau vùng bụng trên bên phải là dấu hiệu “cầu cứu” của gan, còn đau vùng bụng giữa tức là dạ dày có vấn đề.

5. Buồn nôn và nôn

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh nhấn mạnh rằng buồn nôn mỗi sáng là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Đặc biệt là khi ở giai đoạn nặng hay đang phải hóa trị, xạ trị. Nghiên cứu cho thấy 10 người mắc ung thư thì có 7 người buồn nôn vào thời điểm này.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cảm giác buồn nôn cũng có thể là tác dụng phụ khi dùng thuốc hoặc là triệu chứng của các bệnh khác không liên quan đến ung thư. Nhưng buồn nôn vào buổi sáng thường được hiểu là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy căn bệnh ung thư đang diễn ra, đặc biệt là trong trường hợp ung thư vú.

Theo Tổ chức Ung thư Vú Breast Cancer Now, các dấu hiệu cho thấy ung thư vú có thể đã di căn đến não bao gồm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, buồn nôn và nôn mửa ngay sau khi thức dậy cũng thường được coi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư gan, ung thư thận.

6. Bất thường khi đi vệ sinh

Cảm thấy buồn tiểu đến không thể chịu nổi ngay khi vừa tỉnh giấc và tiểu rất nhiều vào buổi sáng đều có thể là dấu hiệu ung thư. Phổ biến như ung thư bàng quang, ung thư thận. Ngoài ra, Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh cũng cảnh báo đây là triệu chứng ung thư tủy. Bởi vì bệnh này gây tăng canxi máu, tích tụ nhiều nhất vào buổi sáng khiến cơ thể cố gắng loại bỏ lượng canxi dư thừa bằng cách tiểu nhanh và tiểu nhiều.

16694302795072085294627-1669430468301-1669430468382429100491-1669439300925-16694393010451385422768.jpg

Ảnh minh họa

Tình trạng nước tiểu, phân trong lần đi vệ sinh đầu tiên sau khi thức dậy cũng giúp ích nhiều cho cảnh báo ung thư. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, không đục. Nếu tiểu ra nhiều bọt, tiểu máu, nước tiểu vàng đậm hay nâu, mùi nước tiểu bất thường thì hãy cẩn trọng với ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn hoặc ung thư gan.

Tương tự, nếu thường xuyên tiêu chảy vào sáng sớm hay phân đen, dính máu thì nên đi khám ngay. Rất có thể bạn đã bị ung thư dạ dày, ung thư ruột tấn công.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022