GiadinhNet - Ngoài thói quen ăn uống, các bệnh ung thư cũng thường xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ví dụ như thói quen rửa bát đũa.
Thận không chỉ loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, mà còn cân bằng chất lỏng trong cơ thể, giải phóng các hormone điều hòa huyết áp, kiểm soát việc sản xuất các tế bào hồng cầu và hơn thế nữa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước lọc vẫn là lựa chọn tốt nhất cho cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể cần cung cấp 1,5 - 2 lít nước. Với người lao động nặng có thể bổ sung nhiều hơn đến 2,5 lít nước.
Để tốt nhất cho thận, khi bổ sung nước cần lưu ý:
Ảnh minh họa
Nên uống từng ngụm nhỏ
Bạn nên uống mỗi lần khoảng 50ml. Cần thực hiện như vậy là do cần chờ cơ thể phát ra tín hiệu cho khu trung tâm khát, cơ thể đồng thời nhận biết được nước đang đi vào. Khi có sự chuẩn bị sẵn sàng, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu được hoàn toàn lượng nước.
Ngoài ra, cách uống từng ngụm nhỏ cũng giúp giảm tải cho thận khi phải đồng thời lọc cùng lúc quá nhiều.
Nên uống nước ấm
Thay vì nước lạnh, các chuyên gia luôn khuyên chúng ta nên uống ly nước ấm, nó không chỉ giúp làm sạch, làm dịu và ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp mà còn hỗ trợ nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Từ đó việc tuần hoàn máu trong cơ thể và đến thận sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Không nên chờ khát mới uống nước
Nên uống nước liên tục với lượng nhỏ thay vì chờ khi cơ thể tiêu hao lượng nước quá lớn, gây cảm giác khát mãnh liệt mới uống. Thực tế cảm giác khát không quá rõ ràng, cơ thể có thể đang mất nước mà bạn không biết.
Để thận luôn khỏe mạnh, cần hạn chế tối đa các loại nước sau đây:
Ảnh minh họa
Trà đặc
Không nên uống nhiều trà đặc, bởi trà đặc chứa nhiều florua, nếu uống thường xuyên có thể gây hại cho thận bởi thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò bài tiết florua ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể nạp lượng forua quá lớn và tích trữ quá nhiều có thể sẽ gây tổn thương vỏ thận, ống tủy.
Bên cạnh đó, thói quen uống trà sau khi uống rượu sẽ càng thêm gây hại cho thận. Nguyên nhân là vì trà đặc chứa nhiều theophylline có tác dụng lợi tiểu. Khi trà và rượu cùng đi vào thận một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây tổn thương cho cơ quan này.
Trà sữa
Trà sữa là thức uống khoái khẩu của nhiều bạn trẻ. Không chỉ có vị ngọt, béo mà loại đồ uống này còn có nhiều hương vị khác nhau, vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại thức uống thơm ngon này lại có nhiều tác hại nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nguyên nhân là vì khi uống nhiều thức uống này đồng nghĩa với việc bạn đang nạp nhiều calo vào cơ thể, dễ dẫn tới tăng cân, béo phì.
Viên uống bổ sung vitamin C
Khi làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi, người ta thường uống viên sủi để tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi ngay lúc đó. Có người còn uống chúng hằng ngày như là cách tiện lợi thay thế các loại nước ép trái cây chứa vitamin C. Tuy nhiên, việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận, nhất là ở nam giới. Nguyên nhân ở đây là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính tích tụ nên sỏi thận.
Nước ngọt có ga
Uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng proteinuria - hàm lượng protein trong nước tiểu quá nhiều. Lúc này, sự bài tiết protein qua nước tiểu gia tăng, đồng nghĩa với việc thận đã bị tổn thương. Bên cạnh đó, nước ngọt có ga còn chứa nhiều axit phosphoric. Thường xuyên sử dụng loại đồ uống này có thể gây ra sỏi thận, rối loạn tiết niệu và các bệnh về thận mạn tính khác.
Thức uống chứa nhiều cồn
Thường xuyên uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Tiệc tùng liên miên, rượu bia nhiều khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất cồn, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận, các bệnh liên quan đến thận…
GiadinhNet - Trên thực tế, dấu hiệu cảnh báo bệnh tương đối khó nhận biết, nhưng nếu quan sát kỹ, bạn vẫn có thể tự phát hiện các dấu hiệu ung thư trực tràng.
Những đối tượng trong vụ cướp tiệm vàng ở Huế sẽ phải đối mặt với hình phạt nào