image7685765381-1680426516030-16804265163811809622054.jpg

Vệ sinh mũi, nhất là khi trẻ có biểu hiện viêm hô hấp rất cần thiết. Ảnh:

Nhiều cha mẹ thấy con bị sổ mũi, ngạt mũi, ăn uống kém, ngủ không ngon... nên đã tự bơm rửa, hút mũi cho trẻ với hy vọng trẻ sẽ hết các biểu hiện. Tại các diễn đàn, các mẹ cũng có nhiều chia sẻ, hướng dẫn về vấn đề này.

Có nên tự bơm rửa, hút mũi cho trẻ?

Thực tế cho thấy việc vệ sinh mũi, nhất là khi trẻ có biểu hiện viêm hô hấp là cần thiết và vẫn được khuyến cáo.

Có nhiều phương cách để vệ sinh mũi cho trẻ, có thể dùng bóng hút, dùng dây hút mũi, dùng chai phun sương, bơm rửa mũi… Bơm rửa mũi là phương pháp được chia sẻ với công dụng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bơm rửa mũi cũng là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất.

Trên thực tế cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này nhưng phải qua sự chỉ dẫn, huấn luyện của nhân viên y tế và trẻ phải hợp tác hoặc không phản kháng. Các ghi nhận cho thấy đa phần trẻ không ưa thích khi cha mẹ hoặc nhân viên y tế thực hành bơm rửa, hút mũi. Trẻ thường khóc giãy đạp và như vậy tốt nhất là cha mẹ không nên tự bơm rửa, hút mũi cho trẻ.

5 hệ lụy nguy hiểm

Nếu không có kỹ năng, cha mẹ tự bơm rửa mũi cho trẻ tại nhà không đúng cách có thể dẫn đến những nguy hại. Cụ thể:

Dễ khiến trẻ bị sặc

Cha mẹ sử dụng cho nước muối vào xilanh để bơm rửa mũi cho trẻ dễ khiến trẻ bị sặc, rất nguy hiểm. Bởi dùng xilanh thì sẽ có áp lực cao, dễ gây sặc, nguy hiểm hơn cả là nếu trẻ khóc, phản kháng thì nước có thể vào đường thở và phổi của trẻ.

Có thể làm trẻ sang chấn tâm lý

Khi bơm rửa mũi trẻ thường không thích, nên sẽ la khóc giãy đạp khiến cha mẹ phải giữ và ôm chặt. Khi bị cưỡng chế trẻ sẽ hoảng sợ và nhất là trẻ bị sặc thì sợ hãi càng cao hơn. Điều này sẽ tạo thành phản ứng bảo vệ, khiến trẻ căng cứng mình, không hợp tác, nên bơm rửa mũi không thành công.

Có thể làm tổn thương niêm mạc mũi ở trẻ

Khi trẻ phản ứng thì cha mẹ càng cuống và sẽ không đưa chính xác tới vị trí bơm rửa mũi hoặc bố mẹ làm mạnh tay có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Đầu xilanh có thể làm xước niêm mạc mũi của trẻ.

image6141400491-1680426542442-16804265426651093509362.jpg

Bơm rửa mũi, hút mũi không cẩn thận, trẻ có thể bị sặc rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng. Ảnh: En.nakornthon.

Có thể gây nhiễm trùng nặng hơn

Việc dùng xilanh hoặc các dụng cụ bơm, rửa mũi không vệ sinh đúng cách, không được hấp tiệt trùng hoặc tay cha, mẹ, ông, bà nếu không rửa sạch có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn. Thông thường, việc vệ sinh bơm rửa mũi cho trẻ tại cơ sở y tế sẽ được hấp tiệt trùng để đảm bảo vô trùng cho trẻ. Do vậy, việc tự bơm, rửa mũi tại nhà cha mẹ tự áp dụng có nguy cơ rất cao.

Có thể viêm tai giữa

Khi trẻ có biểu hiện sổ mũi, ngạt mũi, tắc mũi... đa số là có nguyên nhân từ viêm hô hấp. Nếu cha mẹ bơm nước muối sinh lý vào một bên thì bên kia sẽ không chảy ra được. Nước muối bị tắc sẽ xì ra hai bên tai, tồn đọng ở tai cộng với dịch mũi chảy ngược lên sẽ gây viêm tai giữa.

Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bị sổ mũi, ngạt mũi, tắc mũi... cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Trường hợp trẻ có dịch mũi đặc, bác sĩ thường đề nghị rửa mũi cho trẻ. Lúc này, trẻ sẽ được nhân viên y tế sử dụng thiết bị phù hợp với lứa tuổi, với áp lực chuẩn để vệ sinh mũi. Nếu có thể, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để rửa, hút mũi cho trẻ hàng ngày (hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ) sẽ giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Hoặc cha mẹ sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn, huấn luyện thì cũng cần thực hiện đúng các thao tác, tránh sử dụng xilanh để tự bơm rửa mũi, hút mũi cho trẻ.

Và tốt hơn hết bơm rửa mũi, hút mũi cho trẻ phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, có kinh nghiệm, động tác hút mũi ở mỗi trẻ cũng khác nhau và khác với hút mũi cho người lớn. Nếu không cẩn thận, trẻ có thể bị sặc rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng.

photo-1-163204471830135734058.jpgBạn đã biết rửa mũi cho trẻ?

Thời tiết thay đổi đột ngột nhất là giai đoạn giao mùa, trẻ rất dễ mắc các bệnh mũi họng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022