47stopsmellyarmpitsblogimgnw1-1680426415006-16804264153671846535620.jpg

Người bị hôi nách cần hạn chế ăn hành tỏi, chỉ nên ăn 2-3 tép mỗi lần hoặc ăn hành tỏi qua chế biến Ảnh:

Theo thông tin từ Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), mùi cơ thể là hiện tượng phổ biến. Tình trạng này thường do một số yếu tố như di truyền, vệ sinh cá nhân và các bệnh liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa, bệnh gan, đái tháo đường… gây ra.

Cơ chế chính tạo ra mùi cơ thể là các vi khuẩn trên da chuyển hóa protein và đường trong mồ hôi, từ đó tạo ra mùi khó chịu. Ngoài ra, những thực phẩm và gia vị chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể, trong đó, loại thường được nhắc đến nhiều nhất là hành, tỏi.

Cơ chế gây mùi

Hành và tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh hữu cơ dễ bay hơi và tinh dầu, chúng tạo ra mùi đặc trưng cho 2 gia vị này.

Tỏi chứa allicin, chất tạo mùi, có tác dụng bảo vệ phần củ khỏi mầm bệnh và sâu bệnh. Allicin có thể thấm qua màng tế bào hoặc đi vào trong máu, sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể thông tuyến mồ hôi apocrine ở vùng nách, vùng quanh sinh dục và vùng chân. Khi kết hợp với với mùi mồ hôi, chất này làm cho mùi hôi vùng dưới cánh tay nồng nặc hơn.

Đối với hành, chúng chứa nhiều chất S-oxit propanethial và allinase, có chức năng tạo mùi hắc nhẹ. Khi vào trong dạ dày, các chất này sẽ gây phản ứng hóa học với dịch tiết tiêu hóa để giải phóng gốc lưu huỳnh tự do.

Đồng thời, các thành phần còn lại trong hành được biến đổi thành hợp chất AMS (Allyl methyl sulphide). Khi xuống đến ruột già, AMS sẽ nhanh chóng thấm một phần vào máu, lưu thông khắp cơ thể, sau đó cũng được bài tiết ra các tuyến mồ hôi ở vùng nách, vùng kín và vùng chân. Từ đó, các vùng này phát ra mùi hơi nồng của lưu huỳnh.

earthtalkgarliconionscancer1-1680426444529-1680426444834392846888.jpg

Hành và tỏi đều chứa những chất tạo ra mùi hương đặc trưng. Ảnh: Nhpr.

Cách ngăn ngừa mùi hôi cơ thể

Các chất trong hành, tỏi sẽ không được lưu giữ lâu trong cơ thể và mức độ mùi hôi sẽ phụ thuộc vào số lượng chúng ta ăn trước đó. Nếu ăn với số lượng nhỏ, mùi sẽ ít hoặc không có. Trái lại, nếu ăn hành tỏi với số lượng lớn, mùi có thể kéo dài 3-4 giờ sau khi ăn.

Ngoài ra, việc ăn hành, tỏi kết hợp với một số thực phẩm và gia vị có tính chất tạo mùi khác như mắm, giấm, đồ uống có cồn, thực phẩm giàu đạm, mít, sầu riêng, thực phẩm nhiều dầu mỡ… có thể khiến hành, tỏi giải phóng nhiều gốc lưu huỳnh hơn khi gặp dịch tiết của dạ dày và gây gia tăng mùi mồ hôi.

Trái lại, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm mùi cơ thể như thịt gà, cá, dưa hấu, chuối, nho, cam...

Với người có mùi hôi cơ thể, đặc biệt là hôi nách, việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày rất quan trọng. Nếu tiết nhiều mồ hôi sau khi vận động, thậm chí làm ướt quần áo, bạn cần phải thay quần áo ngay để tránh vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, người bị hôi nách có thể sử dụng các sản phẩm lăn khử mùi, ngăn tiết mồ hôi để cải thiện tình trạng hôi nách.

Mặc dù hành, tỏi chỉ là yếu tố khiến mùi hôi nách nặng hơn, người bị hôi nách cần hạn chế ăn hai gia vị này, chỉ nên tiêu thụ 2-3 tép khô mỗi lần hoặc có thể sử dụng hành, tỏi qua chế biến để tránh làm mùi cơ thể khó chịu hơn.

4-mon-chay-nhieu-calo-hon-thit-choi-the-thao-kiet-suc-van-tang-can-hinh-7-1680361892692-1680361893067678862555-0-21-800-1301-crop-1680363758401907449374.jpgĂn 4 món này, công sức giảm cân của bạn coi chừng bị phá hỏng

GĐXH - Chuyên gia cho biết, ngay cả khi chọn đồ chay song cách nấu ăn không phù hợp, bạn vẫn bị tăng cân.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022