nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-bap-cai-17407141256412033062920-0-0-375-600-crop-17407143235051779856046.jpegLoại rau có vị ngọt thanh mát, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ

GĐXH - Người bị tiểu đường bổ sung bắp cải vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn đồ ngọt?

Đường có vị ngọt và là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, các loại bánh và đồ uống. Đồ ngọt khi được sử dụng với mức độ vừa phải và đưa vào cơ thể với lượng đường ở mức cho phép thì rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đi theo chiều hướng ngược lại tức là dung nạp quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ có những tác động xấu cho thể trạng.

Từ lâu, các chuyên gia dinh dưỡng đã kêu gọi mọi người nên cắt giảm lượng đường hấp thu mỗi ngày nếu muốn tránh tăng cân, khiến răng sâu và vô số vấn đề về sức khỏe khác... Tuy nhiên, gia vị này vẫn có thể xuất hiện trong những món ăn hoặc thức uống dường hàng ngày.

dau-hieu-an-nhieu-do-ngot-1752482437108814672395.jpg

Ảnh minh họa

Khi đồ ngọt đi vào cơ thể sẽ kích thích hoạt động của não bộ từ đó khiến cho cơ thể hưng phấn trong giai đoạn ngắn. Theo thời gian, nó lại làm tăng nhu cầu dung nạp đường của cơ thể. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, đường được phân hủy và sản xuất ra năng lượng.

Muốn chuyển hóa hết lượng đường được nạp vào, cơ thể cần phải tiêu hao một lượng lớn vitamin B từ đó dễ làm thiếu hụt loại vitamin này trong cơ thể một cách trầm trọng. Hậu quả của nó chính là tình trạng phù nề, viêm dây thần kinh.

Không những thế, cơ thể còn sản xuất ra hormone insulin làm giảm lượng đường trong máu nên quá nhiều lượng đường dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho tế bào kháng insulin, tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn mức bình thường. Cứ như vậy, dần dần tuyến tụy sẽ quá tải và không thể tiết đủ insulin nữa và kết quả là mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt

Tăng cân không kiểm soát

Đường cung cấp calo rỗng - năng lượng cao nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Theo TS. Goodson, ăn nhiều đường phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột - vốn giúp điều hòa đường huyết và kiểm soát cơn đói. Khi hệ này bị rối loạn, bạn sẽ thấy đói nhanh hơn, ăn nhiều hơn và dễ tăng cân dù không ăn nhiều chất béo.

dau-hieu-an-nhieu-do-ngot6-17524824977761349285952.jpeg

Ảnh minh họa

Luôn thèm đồ ngọt

Nếu bạn luôn muốn ăn kẹo, bánh, trà sữa hay nước ngọt, rất có thể bạn đang rơi vào chu kỳ lệ thuộc đường. TS. Goodson lý giải: thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh rán, soda khiến đường huyết tăng nhanh, sau đó tụt đột ngột, kích thích não bộ đòi hỏi tiếp năng lượng - tức là… lại ăn ngọt. Cách khắc phục: Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ (rau, ngũ cốc nguyên hạt) và đạm để ổn định đường huyết.

Táo bón, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa

Chế độ ăn thiếu chất xơ làm giảm nhu động ruột, dẫn đến táo bón. Hơn nữa, hệ vi sinh vật đường ruột cũng bị ảnh hưởng do thiếu nền tảng dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau củ. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu và làm tăng nguy cơ viêm mạn tính.

Sâu răng miệng

Đường là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường thành axit, làm mòn men răng. WHO và nhiều nghiên cứu quốc tế đều cảnh báo: tiêu thụ đường cao thường xuyên sẽ đẩy nhanh tổn thương răng miệng. Nếu bạn hay đau răng, ê buốt, sâu răng dù đánh răng đều đặn, hãy xem lại lượng đường trong thực phẩm và đồ uống hàng ngày.

Nguy cơ cao huyết áp

Không chỉ muối, đường cũng làm tăng huyết áp. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients, tiêu thụ đường bổ sung cao làm tăng axit uric - chất ức chế sản xuất oxit nitric (NO), một phân tử cần thiết giúp mạch máu giãn nở và vận hành trơn tru. Khi NO giảm, huyết áp tăng lên.

Mỗi ngày ăn bao nhiêu đồ ngọt là đủ?

Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).

Theo đó, thực phẩm hằng ngày có thể tính toán quy ước tương đương lượng đường như sau:

- 1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường

- 1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường

- 1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường

- 1 muỗng canh đường cát chứa 6g đường.

Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.

Với loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.

Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài.

thai-doc-gan-17470233981731961459861-0-28-371-622-crop-17470237502781867585114.jpgLoại quả mùa hè rẻ tiền, ngọt mát giúp làm mát gan, người Việt dùng vào thời điểm này để giúp gan thải độc

GĐXH - Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đặc biệt là kali, magiê và vitamin C. Những dưỡng chất này có thể giúp giảm stress oxy hóa, giúp thải độc gan và cải thiện chức năng gan hiệu quả.

nguoi-benh-tieu-duong-an-hong-gion5-1731398403333897290657-106-0-567-737-crop-17313985467831698911757.jpgLoại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết

GĐXH - Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực...

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022