Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với chức năng chứa và tiêu hóa thức ăn của dạ dày nhưng lại ít người hiểu rõ vai trò của lá lách. Nó tham gia dự trữ, điều hòa tuần hoàn và tái tạo tế bào máu. Ngoài ra, lá lách còn tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể bằng cách thanh lọc các vi khuẩn và vật lạ ở máu.

Không chỉ nằm gần nhau mà khi đánh giá sức khỏe, lá lách và dạ dày cũng luôn được nhắc đến cùng nhau. Từ đó, y học có một từ gọi chung cho chúng là tỳ vị.

Y học cổ truyền cho rằng, nếu lá lách và dạ dày có vấn đề, 5 bộ phận sau đây sẽ lập tức phát ra cảnh báo:

1. Bắp chân

1670170751153819149521-1670170811463-16701708118201358830060-1670241409422-16702414099521593437327.jpg

Ảnh minh họa

Ít người biết rằng bắp chân cũng có thể phản ánh sức khỏe của lá lách và dạ dày. Y học cổ truyền cho rằng, hai cơ quan này điều hòa máu và nước lưu thông trong cơ thể. Vì vậy, khi chúng gặp vấn đề sẽ dẫn tới kinh mạch không thông, cơ thể bị sưng phù, nhất là ở bắp chân. Cụ thể là bắp chân sẽ tăng lên về kích thước nhưng lại yếu đi.

Trường hợp tỳ vị hư hàn nặng, còn có thể gây cứng, tê hoặc đau nhức bắp chân. Nếu không chữa trị kịp thời, để lâu ngày có thể gây viêm khớp. Nhiệt độ vùng da ở bắp chân tăng lên bất thường, hoặc hay cảm thấy lạnh bắp chân cũng có thể là do dạ dày và lá lách bị suy yếu.

2. Môi

Những người có lá lách và dạ dày yếu thì môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí. Hay nói cách khác là bị thiếu lá lách hoặc chức năng của dạ dày suy giảm.

3. Mắt

Lá lách và dạ dày yếu sẽ dẫn đến dễ bị thiếu máu. Từ đó ảnh hưởng đến gan, trong khi mắt là bộ phận phản ánh tình trạng sức khỏe của gan sớm nhất và rõ ràng nhất. Như vậy, muốn biết lá lách và dạ dày khỏe không thì xem mắt có gì bất thường không là biết.

167017074559369594793-1670170815441-1670170815988517298825-1670241416421-1670241416508737123526.jpg

Ảnh minh họa

Cụ thể, tỳ vị yếu hoặc tỳ vị hư hàn, tức là lá lách và dạ dày gặp vấn đề thì khó tránh khỏi mỏi mắt bất thường, tầm nhìn không ổn định, thường xuyên nhìn không rõ do suy giảm thị lực đột ngột. Ngoài ra, do lá lách và dạ dày liên quan đến hấp thụ, bài tiết cũng như trao đổi chất trong cơ thể, nên khi chúng bị suy yếu cũng có thể dẫn đến mắt bị sưng hoặc bị đỏ.

4. Tai

Lá lách và dạ dày yếu sẽ dẫn đến thận khí không đủ, thường sẽ biểu hiện ở triệu chứng ù tai hay thậm chí là điếc. Bên cạnh đó, có nhiều người tỳ vị không khỏe do quá mệt mỏi hay tâm trạng không tốt gây nên. Đặc biệt là vào mùa xuân, gan hỏa tăng cao khiến chúng ta dễ tức giận. Những người có tỳ vị yếu sẽ thường cảm thấy không có sức, tay chân lạnh có khi sẽ bị đau bụng vào mùa xuân.

5. Mũi

Khô mũi, khứu giác kém nhạy, chảy nước mũi, chảy máu mũi đa phần đều là do tỳ vị yếu gây ra. Những người bị đỏ mũi đa số là do vị bị nhiệt, đầu mũi đau cũng cho thấy chức năng lá lách và dạ dày không ổn.

Người có lá lách và dạ dày yếu cần làm gì để cải thiện?

Lá lách và dạ dày suy yếu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể cũng như sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, hãy cải thiện chúng bằng cách làm 4 việc:

1. Tránh thức khuya

Thức khuya là “sát thủ” đối với sức khỏe của lá lách và dạ dày. Thức khuya không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, bệnh tật dễ tấn công mà còn khiến lá lách và dạ dày làm việc quá sức, xáo trộn đồng hồ sinh học. Chưa kể, nhiệt độ ban đêm vào mùa nào cũng thấp hơn ban ngày, trong khi người tỳ vị yếu rất dễ nhiễm lạnh. Vì vậy, cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe của nó là hãy học cách ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

2. Nuôi dưỡng tâm trạng

Thực tế, trầm cảm, stress lâu ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu tàn phá lá lách và dạ dày. Vì vậy, muốn cải thiện sức khỏe của chúng, bạn phải học cách thay đổi cũng như nuôi dưỡng tâm trạng.

16701707248771378187633-1670170826828-1670170826893759083673-1670241425241-1670241425323676346943.jpg

Ảnh minh họa

Nếu không thể thay đổi công việc, môi trường sống thì hãy học cách nuôi dưỡng tư duy tích cực chầm chậm từng chút một. Tìm một người bạn tâm giao hoặc sở thích lành mạnh cũng là biện pháp tốt. Còn nếu vấn đề tâm lý khó cải thiện, tốt nhất là nên nhờ tới bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.

3. Tập thể dục thường xuyên

Lười vận động khiến cho lá lách và dạ dày sẽ trở nên hoạt động kém đi và dễ bị suy giảm chức năng. Vì vậy, mặc dù cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, công việc bận rộn thế nào cũng hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 15 hoặc 30 phút mỗi ngày. Hoặc đơn giản chỉ là tránh ngồi lâu một chỗ, hãy đứng dậy đi lại, tập các bài duỗi cơ đơn giản ngay tại chỗ ngồi 45 phút một lần.

Ngoài ra, tập thể dục giúp nâng cao miễn dịch nên cũng giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh hơn từng chút một. Cũng hãy nhớ đừng nằm xuống hay đi ngủ ngay sau khi ăn uống để bảo vệ lá lách và dạ dày nhé!

Tốc độ của cuộc sống hiện đại rất nhanh, nhiều người có thể bỏ bê việc tập thể dục của bản thân, nhưng tập thể dục rất hữu ích đối với sức khỏe, nó có thể nâng cao thể chất của chúng ta rất nhiều, cải thiện khả năng miễn dịch của chúng ta, và rất có lợi cho lá lách và dạ dày.

4. Không ăn đồ sống, đồ nguội

Dù đông hay hè, nhiều người vẫn thường xuyên sử dụng trực tiếp các thực phẩm và đồ uống có trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng đồ ăn sống và lạnh rất dễ làm tổn thương lá lách và gây bệnh cho dạ dày. Đặc biệt là với phụ nữ vì vốn có thể trạng thiên hàn, dễ bị lạnh, nhất là trong kỳ kinh nguyệt hay khi sinh đẻ.

Muốn cải thiện sức khỏe của lá lách và dạ dày, tốt nhất hãy tránh xa đồ ăn sống và lạnh. Thay vào đó nên uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau củ, nấm, cá béo…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022